6 tháng 9, 2016

phỏng vấn Lê Dinh (1963)

Nguiễn Ngu Í (hỏi): Còn có một nguyện vọng này của đa số anh em, chắc anh cũng chưa xẻ, đó là mong nha Thông-tin sẽ dễ dãi trong việc kiểm duyệt lời các bài hát.

Anh gật đầu.

Lê Dinh (đắp): Nói thì có hơi quá, chớ sánh với các bộ môn văn nghệ khác, ngành Tân nhạc có cảm tưởng mình như là một đứa con nuôi. Chúng tôi chẳng phải không hiểu giai đoạn đặc biệt mà nước nhà phải trải qua, nhưng trong khi bên Cổ nhạc, các bản Vọng cổ lời lẽ yếu mềm, ủy mị, rên than được in, được bán khắp nơi, được trình bày qua làn sóng điện, thì phần Tân nhạc chúng tôi, có lời nào có vẻ tình tứ hay nói lên một nỗi buồn có phần sâu đậm, thì bị kiểm duyệt ngay. Khiến cho nhạc sĩ lần lần mất bản sắc của mình. Bài hát kiểm duyệt rồi sửa đổi lại, thì bản nào cũng na ná như bản nào, như "đục một lo mà ra."  ... Người kiểm duyệt bảo phải xác định vị trí, đề-nghị tác giả sửa hai chữ nào đó lại là phương Nam. Một nhạc sĩ khác phải nói rõ trong bài là miền Nam. Lộ liễu quá. Mà tuyên truyền quá rõ dễ bị người nghe ít ưa, thành ra ảnh hưởng không bao nhiêu. Kết quả không như nha Thông tin muốn. Và nhạc sĩ mất cái hứng sáng tác khá nhiều.

(hỏi): Bây giờ tôi hỏi riêng về anh đây. Bạn trẻ thích nhạc anh, anh có tò mò tìm hiểu vì sao không?

(đắp): ... Ba mươi tuổi, ở giữa đường đời, mà may thay, chúng tôi còn giữ được tâm hồn của lứa tuổi hai mươi. Gần họ, tâm sự với họ, hiểu họ, thì dễ cảm thông. Kĩ thuật sáng tác của chúng tôi không điêu luyện, cầu kì như các bậc đàn anh nổi tiếng, mà giản dị hơn, âm điệu lại dồi dào, khiến nhạc phẩm dễ đờn, dễ hát, dễ nhớ. Nhưng phần lời ca quyết định sự thành công đối với bạn trẻ hơn là nhạc. Lời ca của chúng tôi thường sát với tâm tình họ, bong bẫy hơn lời ca thời trước vì lẽ tôi đã nói với anh ở trên. Thế hệ trẻ hôm nay thích cái gì buồn buồn, dang dở ..

nguồn: "Bách Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ," Bách Khoa 166 (1 tháng 12), tr. 109-110.


Nước Việt Nam Cộng Hòa đã kiểm duyệt ca khúc. Nha Thông Tin bắt tác giả phải giảm bớt sự u sầu của bài ca. Hình như họ cũng quản lý quá chi tiết (phương Nam hay miền Nam). Thời Đệ Nhất Cộng Hòa của Ngô Đình Diệm thì việc kiểm duyệt chặt chẽ hơn.  Lúc bấy giờ nhạc sĩ Thẩm Oánh là một người có trách nhiệm kiểm duyệt bài hát (xem Tạ Khôi, "Kiểm duyệt văn nghệ," VOA (18 tháng 1 2012).

Các tác giả có thêm một vấn đề là nhà nước chủ trương tuyên truyền, nhưng nếu thông điệp tuyên truyền quá rành rành thì bài ca ấy không được khán giả đón nghe. Các tác phẩm được "vượt thời gian" của giai đoạn này phải được sáng tác rất cẩn thận và khéo léo để đáp ứng nhu cầu của nhà nước của của quần chúng.

Ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì tất nhiên các tác giả bị kiểm duyệt trần trọng hơn. Sáng tác sai đường lối thì dễ bị phê phán công khai hay bị tẩy chạy.

Không có nhận xét nào: