16 tháng 8, 2016

rumba - samba - mambo - bolero - trích Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông


7o) RUMBA Rumba là loại nhạc khiêu vũ tân thời có 1 nhịp điệu đặc biệt với nhịp 4/4 hoặc 2/4.  Nhưng dù sao, Rumba cũng phải thực hành với 4 thì.  Rumba, khi tấu lên, cho chúng ta 1 cảm giác âm u, lâng lâng, nhưng không kém phần kích thích về nhịp điêu.  Ở nước núng ta, điệu nhạc nhủn nhảy lồng bóng cũng là 1 thứ rumba vậy.

8o) SAMBA: Samba 1 loại nhạc khiêu vũ tân thời viết với 2 thì, nhịp 2/4 hoặc cut time.

9o) MAMBO: Mambo là 1 loại nhạc khiêu vũ tân thời viết với 4 thì, nhịp 4/4.  Thì thứ tư chia làm 2 phần nhỏ và "dật" rất mạnh.

10o) BOLERO: Boléro là 1 loại nhạc khiêu vũ tân thời viết với 4 thì, với nhịp 2/4 hoặc 4/4.  Boléro cũng hơi giống như Rumba.  Nhưng nhịp điệu trong Boléro chậm hơn trong Rumba.


nguồn: Hoàng Thi Thơ, Để Sáng tác Một Bài Nhạc Phổ thông (Sài Gòn: Mỹ Tín xuất bản, 1955), tr. 363.

Trong sách học của ông, Hoàng Thi Thơ phân biệt nhạc khiêu vũ cổ điển với nhạc khiêu vũ tân thời.  Khiêu vũ cổ điển chủ yếu là các nhịp của cung đình châu Âu mà hiện nay không còn phổ thông.  Chỉ có nhịp valse và marche còn phụ thuộc vào các nhịp khiêu vũ thông dụng.

Nhạc sĩ họ Hoàng nhận xét: "Loại nhạc khiêu vũ tân thời phần nhiều nhập cảng từ chân trời Mỹ xa xôi, nghĩa là có nguồn gốc Mỹ chứa dựng nhiều Mỹ tính'" (tr. 363).  Hoàng Thi Thơ cũng nhấn mạnh là các nhịp nhạc khiêu vũ không thuộc về ca khúc.  Nhạc khiêu vũ là nhạc "thuần túy," nhạc không lời để nhảy theo (tr. 364).
Những loại nhạc nầy đứng ra là những loại nhạc khiêu vũ không có lời, chỉ dùng cho nhạc khí tấu lên trong những buổi tổ thức khiêu vũ.  Tuy thế có một số nhạc sĩ đã làm lời ca cho những loại nhạc ấy, với mục đích để các ca-sĩ có thể hát được.  Vì vậy mà chúng ta không ngạc nhiên khi thấy các bài rumba mambo, v.v., có mang cả lời ca.  Nói thế thì những loại nhạc khiêu vũ tân thời mà chúng ta đã học trong loại ca khúc có thể kể vào loại nhạc có lời để hát. (tr. 365).
Nhạc theo nhịp điệu khiêu vũ dễ hát thì chắc cũng dễ nghe, dễ thuộc - không biết có phải dễ dãi nữa?  Như vậy, dù không nói trực tiếp, hình như Hoàng Thi Thơ chủ trương soạn nhạc không theo nhịp khiêu vũ.  Ông phân tích ba loại là "Pièce chantée" (ca khúc), "Romance" (thi ca) và "Chanson" (đoãn ca).

Tôi luôn luôn tự hỏi các nhịp và tiết tấu gây được một xúc cảm riêng và rõ rệt ít nhiều?  Valse thì vui vui.  Boston thì buồn thanh nhã. Tango thì đầy kịch tính.  Mambo và chachacha thì nhộn nhịp.  Tôi ước rằng Hoàng Thi Thơ đã viết thêm câu như câu này:
Rumba, khi tấu lên, cho chúng ta 1 cảm giác âm u, lâng lâng, nhưng không kém phần kích thích về nhịp điêu.
Thực ra các nhịp Mỹ La-tinh lúc bấy giờ còn mới mẻ.  Số lượng bài ca theo nhịp bolero chưa được nhiều.  Với các bài cùng thời sách này như "Nắng chiều" và "Xóm đêm" thì nói là nhịp bài ca được "cho chúng ta 1 cảm giác âm u, lâng lâng, nhưng không kém phần kích thích về nhịp điêu" thì tôi thấy đúng.  Nhưng nhịp bolero của những năm sau thì sao?

Không có nhận xét nào: