2 tháng 8, 2016

Đêm tâm sự (Night of Confidences) - Trúc Phương (1966)

bolero

1) Mình gặp nhau như lúc mới quen ban đầu cớ sao anh ngập ngùng, nhà tôi đơn côi mời anh ở lại kể chuyện tha hương chưa lần phai nhớ thương,
We met just like newly acquainted, why were you so hesitant, my lonely house invited you to stay to tell of your foreign travels, longing not yet faded
Mang tâm sự từ thuở thiếu đôi tay mềm biết nơi đâu mà tìm, nhiều khi ưu tư tựa song cửa nhỏ, nhìn ngoài mưa tuôn sao nghe lạnh vào hồn,
Bearing confidences from a time absent a pair of soft hands, where to find them, often distressed leaning on the small double windows, looking outside at the pouring rain feeling cold down to my soul,

Mấy năm cách biệt chỉ vui đêm này trút vơi tâm tình của hai chúng mình, một lần trong đời anh nói thương tôi tiếng ngọt trên đầu môi
During these past few years I've only know happiness tonight, pouring out a part of both of our affections, the one time you spoke of loving me, sweet sounds on the tip of your lips

Này bạn đêm nay hỡi nếu mai đi rồi nhớ mang theo nụ cười, còn tôi đêm mơ, còn tôi đợi chờ thì dù xa xôi tôi vẫn là của người.
Say, tonight's friend, if tomorrow you have gone, remember to bring a smile along, and I have night's dreams, and I'll wait though you're far, I'm still yours.

2)
Thời gian trôi nhanh quá nói chưa hết lời nắng mai lên cửa ngoài, tàn đêm tâm tư, tàn đêm hẹn hò và tàn một đêm cho tình yêu chúng ta,
Time flows too quickly, not all has been said, tomorrow's light rises above the door outside finishing a night of deep feelings, a night of promises and a night for our love,
Tôi không buồn vì rằng biết nhau khi đời gió mưa đã nhiều rồi, tình yêu riêng tôi, tình yêu của người nhường tình quê hương hai mươi tuổi cười buồn,
I'm not sad because we knew each other when life's wind and rain were great, my own love, your love yields to love of our homeland, twenty years old sadly smiling,

Những đêm sương đổ đạn bay khói phủ những khi xua giặc bỏ quên giấc ngủ, dù nhiều gian khổ câu nói thương ai vẫn ngọt trên đầu môi
Nights of spilling mist, flying bullets enveloped in smoke, while driving back the enemy you lose track of sleep, though often in hardship, someone's words of love are still at the tip of your lips

Này người đi xa hỡi trót thương nhau rồi chỉ xin anh một điều; tìm trong tương lai, bằng tay diệt thù, tìm về đêm xưa trong giấc ngủ đợi chờ.
Now, you've gone far away, we fulfilled our love, I ask only one thing of you; looking to the future, with those hands that crush the enemy, look back on that night long again in the sleep that awaits.


nguồn: Trúc Phương, "Đêm tâm sự," (Sài Gòn: Diên Hồng, 1966).



Tôi nghĩ là bản âm ở trên là lần đầu tiên bài ca "Đêm tâm sự" được thu thanh.  Bài ca này có hai bộ lời - và Thanh Thúy hát cả hai.  Hiện nay các ca sĩ chỉ hát bộ lời thứ nhất.  Tôi nghĩ rằng khi hát bộ lời thứ nhất bài "Đêm tâm sự" không thành vấn đề ở Việt Nam.  Nhưng bài ca chưa chính thức cấp phép phổ biên ở Việt Nam.  (Dù sao đi nữa hình như Quang Lê đã hát "Đêm tâm sự" trên sân khấu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 8 tháng 3 2016 trong chương trình của Lệ Quyên).

Tôi có cảm nghĩ là nhạc bolero Việt rất phù hợp với ban đêm, với thức khuya.  Sự huyền bí cũng xuất hiện trong bóng tối.  Còn nữa ban ngày đông đúc, bận rộn, ồn ào - không phải là lúc để tâm sự.  Nhất là nếu việc tâm sự không được tiện lợi.  Có lẽ hai người khó gặp nhau vì sợ dư luận hay vì gia đình cấm đoán?

"Nhà tôi đơn côi."  Tôi - ngôi thứ nhất - trong bài ca là em (dù không dám tự xưng mình là em) là một người phụ nữ.  Một người phụ nữ không được hướng một tổ ấm hạnh phúc.  Không biết vì lý do nào.  Cô là một người nông thôn nghèo ra tỉnh kiếm sống (để nuôi gia đình ở quê?).  Có lẽ cô là một người miền Bắc di cư vào Nam một mình?  Tôi cứ nghĩ rất có thể cô là một người giang hồ hay là một người xếp ngoài xã hội lịch sự (có lẽ vì thành kiến của xã hội ấy).  Còn thế nào nữa, thời chiến thì chàng trai hiếm hơn thời hòa bình.  Cô sống một mình.  Còn chắc cô là người tị nạn.

Trong đời cô đơn này cô gặp một chàng trai.  Đàn ông này được "mời" vào nhà của cô và "anh ở lại kể chuyện tha hương."  Người anh này cũng bị tỵ nạn - tha hương cũng có nghĩa là không được hưởng tổ ấm gia đình hạnh phúc.  Nhưng anh có trách nhiệm, có bổn phận.  Vì vậy anh không được ở lại lâu với cô này.  (Hay đây là cớ của anh ấy. Lời ca này cho người nghe biết rất ít về động cơ của người đàn ông này.  Bài ca này toàn là suy nghĩ và niềm hy vọng của cô con gái này).

Cái hay của bài ca này (và bài ca này thật hay) là hai bên nam và nữ đều tìm được một niềm an ủi trong lời ca.  Một cuộc gặp gỡ giữa hai người tình có cái gì nào đó phải gọi là thiêng liêng.  Được gặp nhau chỉ một lần thôi thì càng thiêng liêng.  Một cuộc gặp gỡ "tâm sự" có nghĩa là hai người hiểu biết nhau (hay tưởng là hiểu biết nhau).  Và chắc đây cũng là một cuộc gặp gỡ thân thể - các bài này rất lưỡng nghĩa.  "Đôi tay mềm" chỉ được nhìn và khâm phục?  "Đầu môi" chỉ đem lời ngọt?

Câu chuyện này theo mẫu hoa với bướm như nhiều câu chuyện khác.  Hoa đợi mong, bướm bay đi.  Nhưng bông hoa luôn luôn gửi ý đẹp cho con bướm.  Con bướm được tặng "nụ cười."  Bông hoa được "đêm mơ."  "Đêm mơ" này là đủ để nuôi sự "đợi chờ."  Bộ lời thứ nhất kết thức như thế.

Rất có thể bộ lời thứ hai phải được sáng tác để bài ca này được dễ phổ biến thời chiến?  Nhưng cắt những lời ca này thì bài ca thiếu rất nhiều ý nghĩa.  "Thời gian trôi nhanh quá nói chưa hết lời."  Đợi chờ đâu có gì dễ dàng.  Tâm sự một đêm sao đủ?  Hai người bắt phải xa cách nhau, nhưng họ xa cách nhau vì một lý do rất đàng hoàng.  "Tình yêu của người nhường tình quê hương."  Hai người phải tự an ủi nhau như thế.

"Hai mươi tuổi cười buồn."  Tôi nghĩ rằng năm từ này nặng nghĩa nhất trong bài ca này.  Như tôi nói ở trên, hai người này đều bị tị nạn.  Không có gì phí hơn chiến tranh.  Nó phá các ước mơ và hy vọng của tuổi trẻ.  Những tuổi hai mươi là ngưỡng cửa của cuộc đời.  Đây là thời gian để học hành, lập nghiệp, lập gia đình.  Trong một thời phi lý như chiến tranh thì phải "cười buồn" mà thôi.

Nhưng bản chất con người là luôn tìm cái lý đằng sau cái phi lý.  Hai người hai "tìm trong tương lai."  Dù thế nào, tương lai ấy chỉ được đến "bằng tay diệt thù."  Trong bài ca này, kẻ thù cụ thể là lính của Mặt trận hay là bộ đội miền Bắc - là đồng hương của mình.  Thời cuộc bắt phải như thế.  Tuy nhiên cái cụ thể của bài ca này không còn ý nghĩa đối với nhiều người nghe bài ca này hiện nay.  Người sống trong "đạn bay khói phủ" là bất cứ chàng trai theo bổn phận bảo vệ quê hương.

Bản phối của Thanh Thúy ca "Đêm tâm sự" tuyệt hay.  Có khúc dạo đầu với bốn ô nhịp đàn ghi ta đánh hợp âm rải với trống bongo và maracas đánh nhịp bolero rồi đốt nhiên Thanh Thúy hát nhịp lấy đà thì có thêm đàn bass.  Tiếng sáo cũng thổi theo như nhạc Cuba.  Lúc hát "nghe lạnh vào hồn" thì đàn piano nhẹ xuất hiện.  Vào điệp khúc thì có tiếng đàn gõ guiro mỗi hai nhịp.  Vào phiên khúc thứ hai thì mới có đối đề (countermelody) của phong cầm.  Chỉ có số ít nhạc khí sống này gây nên một không khí thật hay.

Không có nhận xét nào: