12 tháng 8, 2016

Bách Khoa phỏng vấn Thẩm Oánh (1963)

Di cư vào Nam, con người nhạc sĩ của Hà Nội hôm qua đã quá ngỡ ngàng trước luồng sóng nhạc cuồng nhiệt, vang dội lên tiết điệu hăng nồng của loại khiêu vũ giật gân, hầu như muốn đánh bạt cả đi cái gì gọi là ‘dân tộc tính’, mà nhạc giới đang cố công gây dựng. Công cuộc lấy lại dân tộc tính, cho nền Tân Nhạc, hồi đó, thật là cả một vấn đề; do đó đã nảy sinh ra loại ‘Dân ca Mambo’ lê lết cả một thời gian đằng đẵng.

Định cư xong, con người nghiệp chướng lại hăng hái cần cù hoạt động cho nhạc. Hòn Ngọc Viễn Đông này thực xứng đáng cho sự phát huy âm nhạc. Người ta rất ưng nghe ca nhạc, người ta hăm hở đi học nhạc, lớp nhạc nào mở ra xem chừng cũng sống được. Người ta ưng ca những bài Rumba, Mambo, Cha Cha Cha dễ hát, dễ thuộc. Chán tiết điệu này, thì lại có tiết điệu khác nay. Điệu Tango, Habanera có ngán thì Boléro bèn xuất hiện, rồi đến Slow-Rock đang độ thịnh hành. Nếu Twist không bị cấm, thì có lẽ suốt các học đường đã thấy những cặp giò ‘cà tưng nhún nhảy’, thay vì đi từng bước. Câu ‘đại chúng chỉ ưa thích cái gì mà họ hiểu được’, đã đọc thấy trong số báo trước, phải chăng, như vậy, đã được chứng minh?

Migrating to the South, Hanoi's composers of yesterday were very astonished before the waves of reckless music, echoing fiery rhythms of shocking ballroom dance, as if they want to overpower what's called "national character," that the musical world is laboring to construct.  The effort to take national character for New Music, back then, really was a problem; from that has come to life the "Mambo folksong" dragging its feet for a very, long time.

Having made a permanent home, people through their karma ardently and industrious active in music.  This Pearl of the Far East is truly deserving of musical development.  People really like listening to singing and music, they are eager to study music, any musical class that opens apparently will thrive.  People like singing the rumba, mambo, cha cha cha that are easy to sing and learn.  When they get bored with these rhythms then there's a different rhythm.  Tired of the Tango and Habanera that the Bolero appears, then Slow Rock has a measure of popularity.  If the Twist wasn't banned, then perhaps in every classroom we'd see pairs of legs "jumping for joy," instead of following each step.  The sentence, "the masses just like those things that they can understand," that I read in an earlier issue, it's reasonable to think that's been demonstrated.

nguồn: Nguiễn Ngu Í, "Bách Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ: Thẩm Oánh," Bách Khoa #156 (1 tháng 7 1963), tr. 95-6.

Nhạc cải cách / nhạc tiền chiến / tân nhạc vốn chủ yếu là nhạc miền Bắc.  Đa số các tác giả và tác phẩm trong những năm đầu của nền tân nhạc là của dân gốc Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, và Phát Diệm sáng tác, hay là người miền Trung, miền Nam ra miền Bắc.  (Thậm chí số lượng nhạc sĩ và tác phẩm miền Trung ở Hội An và Huế cũng không ít).

Tôi nghĩ rằng những lời sau này của Lê Thương về tình hình nhạc ở miền Nam chắc rất đúng:
Quả thật, lúc đó, Tân nhạc chưa gây được mảy may ảnh hưởng trong quần chúng miền Nam đang say mê Cải lương vào thời đại thịnh và trong rất nhiều gia đình quý‎‎ phái, nhạc Âu Tây là món tiêu khiển thường nhật nhưng âm nhạc mới là cái gì, họ chưa thèm lưu ‎nếu không là khinh miệt. ("Thời tiền chiến trong tân nhạc (1938-1946)," trong Tuyển tập Nhạc Tiền chiến (Sài Gòn: Kẻ Sĩ xuất bản, 1971), tr. 67).
Tình hình đó bắt đầu thay đổi khi các nhạc sĩ miền Bắc di cư vào Nam.  Nhưng đọc lời của Thẩm Oánh ở trên thì dễ thấy rằng không khí này không phù hợp với kiểu thẩm mỹ của những người gây nên nền âm nhạc cải cách.  Ông cho rằng ông cùng đồng hương ông "quá ngỡ ngàng trước luồng sóng nhạc cuồng nhiệt, vang dội lên tiết điệu hăng nồng của loại khiêu vũ giật gân."  Sau một thời gian các nhạc sĩ như Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Hùng Lân, và Lê Hữu Mục không còn sáng tác nhạc cho quần chúng nữa.

Có lẽ sự kiện làm Thẩm Oánh bỡ ngỡ nhất là việc nhấn mạnh các tiết tấu Mỹ La-tinh và nước Mỹ.  Thay vì cho "dân tộc tính" vào các tác phẩm của mình, các nhạc sĩ sinh hoạt ở Sài Gòn lúc bấy giờ chọn các nhịp địêu nghe rất xa lạ đối với ông.  Nghĩa cụ thể của cụm chữ "dân tộc tính" luôn luôn khó xác định đối với tôi.  Thực ra nhiều giai điệu theo các nhịp điệu ở trên bài tỏ nhiều nét của nhạc dân gian của miền Nam Việt Nam.  Nhưng có lẽ, đối với Thẩm Oánh thì dân tộc tính không nằm ở đó?

2 nhận xét:

Quoc-Bao nói...

Không chắc lắm, anh, nhưng tôi cho rằng ý niệm "dân tộc tính" của nhạc giới Việt gắn chặt với tính trữ tình, sự mềm dịu nhỏ nhẹ ngọt ngào, và (vì thế) chống lại sự giật gân "cà tưng".

tây bụi nói...

Tôi cũng nghĩ vậy - đó là khái niệm của Thẩm Oánh và chắc cũng là khái niệm của nhiều người khác. Những người sáng tác nhạc "giật gân" (như mambo và slow rock chẳng hạn?) chắc cũng cho rằng nhạc ấy có dân tộc tính. Tôi nghĩ rằng không có riêng một ý kiến thống nhất và tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam.