29 tháng 7, 2016

quốc nhạc năm 1963

Tôi chuyên về quốc nhạc.

Tôi hiểu quốc nhạc có hơi khác.  Tôi cho đó là nghệ thuật cấu tạo âm thanh để diễn tả tình cảm, chí hướng của dân tộc.

nguồn: Nguiễn Ngu Í, "Bách Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ [Nguyễn Vân Thinh]," Bách Khoa #158 (1 tháng 8 1963), tr. 102.


Nguyễn Văn Thinh, sinh năm 1908, chuyên về nhạc tài tử.  Tôi nghĩ từ "quốc nhạc" được thông dụng hơn ở miền Nam, nhất là trước 1975.  Song một điều rất rõ là nhiều trí thức, nghệ sĩ từ Bắc chí Nam cũng lo đến truyền thống trong nhạc Việt.  Họ lo bởi vì trước mặt họ xem nhạc truyền thống của Việt Nam đang suy sụp trước sự thịnh hành của tân nhạc và nhạc ngoài quốc.

Khái niệm đằng sau của chữ "quốc nhạc" là "dân tộc."  Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng - Trung Tâm Từ Điển Học, 2007) định nghĩa dân tộc như sau.  Thứ nhất là "tên gọi các cộng đồng người hình thành trong lịch sử ở những giai đoạn phát triển khác nhau." Thứ nhì là "tên gọi những cộng đồng người có chung một ngôn ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế và một truyền thống văn hoá."

Nghĩa thứ hai chắc hợp với ý của Nguyễn Văn Thinh nhiều hơn.  Quốc nhạc là "nghệ thuật cấu tạo âm thanh để diễn tả tình cảm, chí hướng của" cộng đồng có ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế và truyền thống văn hóa chung.  Đây là một cách nhìn tĩnh về dân tộc.  Người có sẵn, địa vị có sẵn, truyền thống văn hóa có sẵn, như vậy tình cảm và chí hướng cũng sẵn.

Nghĩa thứ nhất thì phải gọi là động hơn.  Dân tộc không "có" mà lại "hình thành" (nảy sinh và bắt đầu tồn tại như một thực thế - Từ điển Tiếng Việt).  Trước khi "tồn tại" thì cái gì nào đó cũng phải "nảy sinh."  Nghĩa là tính chất căn bản của một dân tộc không phải luôn luôn mãi mãi không thay đổi.  Qua thời gian có những yếu tố mới được "nảy sinh."

Từ điển Bách khoa Việt Nam (Trung Tâm Biên Soạn Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, 1995) cũng định nghĩa tương tự.  Dân tộc "là cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định..."  Nhưng từ điển này cũng có câu: "Kết cấu của cộng đồng dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội trong khu vực và bản thân."  Như vậy thì dân tộc không chỉ là động mà cũng là đa dạng.  Như vậy không phải là dân tộc tạo ra một cộng đồng người.  Chính cộng đồng người và các cá nhân trong cộng đồng tạo ra một dân tộc.

Nghĩ đến câu của Nguyễn Văn Thinh một cách rất khác - tôi tự cảm nghĩ như quốc nhạc là nghệ thuật cấu tạo âm thanh để diễn tả tình cảm, chí hướng của một dân tộc.  Dân tộc là kết quả của tình cảm, chí hướng chung của một cộng đồng.

Quốc nhạc của ông Thinh phụ thuộc vào tình cảm và chí hướng của một cộng đồng lớn lên những năm đầu thế kỷ 20.  Tình cảm và chí hướng của người lãnh thổ Việt 50 năm sau không thể giống thời của ông.  Còn các người hiện nay đang sống hơn 100 năm sau cái thời mà ông Thinh lớn lên có cách biểu hiện tình cảm và chí hướng mình rất khác.

Lắm lần trong lý tưởng, chữ dân tộc được áp dụng để áp đặt một mẫu xử lý nhất định.  Nhưng chính cách xử lý hiển nhiên trong một cộng đồng và lãnh thổ là tính dân tộc.

Không có nhận xét nào: