14 tháng 5, 2016

Đôi giầy dũng sĩ - Nguyễn Văn Hồng (1977)

Này em, ta không quên đâu những ngày tù đầy.
Dear, we'll never forget the days of imprisonment.
Này em, ta không quên đâu những ngày tăm tối.
Dear, we'll never forget the darks days.
Này em, ta không quên đâu mối thù từng ngày.
Dear, we'll never forget our hatred each day.
Này em, ta không quên đâu mối thù muôn đời.
Dear, we'll never forget our eternal hatred.
Và dù không là gì cả, cũng xin làm đôi giầy dũng sĩ,  trở về đạp nát tan kẻ thù.
And though it's not much, we ask to make a pair of shoes for brave spirits, to go back and smash the enemy.

Này em, cha ông em chết trong ngục tù.
Dear, your fathers, grandfathers, brothers die in jail
Này em, thân nhân em đau buồn tang chế.
Dear, your loved ones grieve painfully in mourning
Này em, tương lai em vẫn còn mịt mù.
Dear, your future is still hazy.
Này em, quê hương ta vẫn còn nô lệ.
Dear, our homeland is still enslaved.
Và dù không là gì cả, cũng xin làm đôi giầy dũng sĩ, trở về đạp nát tan xích xiềng.
And though it's not much, I ask to make a pair of shoes for brave spirits, to go back and smash the shackles.

Cho tôi xin một lần gục ngã, cho em tôi suốt đời ngẩng mặt.
Grant me this once to fall, so you all your life you can raise your head
Cho tôi xin một lần được chết, cho quê hương ngàn đời vinh quang.
Grant me this once to die, so the homeland can forever be glorious
Cho tôi xin một đời nhọc nhằn, cho em tôi một đời hạnh phúc.
Grant me this weary life, so you can have a happy life.
Cho tôi xin một đời chiến chinh, cho quê hương muôn đời thanh bình.
Grant me a life of fighting, so the homeland forever has a peaceful life.
Nhạc vàng có nhiều ca khúc hay, nhưng cũng chỉ hát để nghe chơi cho khuây khỏa, nó ấm ướt lê thê làm cho não lòng, đã buồn lại buồn hơn, đã chán lại chán hơn, nó chẳng mang một ý nghĩ nào thiết thực cho đời sống trong tù, cần một khích động, một cổ võ để giữ vừng ý chí đấu tranh, cuộc đấu tranh tuy âm thầm nhưng cần phải có như các ca khúc của Vũ Hồng, thuộc Đội 20 sáng tác, mang nội dung trầm hùng, tạo nên xúc cảm mạnh, mỗi lần cất giọng.
Này em, anh không quên đâu những ngày tù tộiNày em, anh không quên đâu những ngày tăm tốiAnh chết hôm nay, cho ngày mai em ngửng mặtAnh chết hôm nay, ngày mai Tổ quốc vinh quang.
Mỗi lần hát lên, tự nhiên máu trong người như xông xang, có cảm tưởng như mình sống lại cái thuở nào bào hùng, bất khuất. (nguồn: Tạ Tỵ, Đáy địa ngục (San Jose, CA: Thằng Mõ, 1985), tr. 637).
Không có nhiều thông tin về Nguyễn Văn Hồng / Vũ Hồng.  Hình như ông không tham gia đời sống nhạc chuyên nghiệp trước năm 1975.  Là trung úy pháo bình trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, vậy ông từng bị cải tạo.  Ông cũng thuộc vào Đội 20 là một nhóm huyền thoại gồm những thanh niên Phục Quốc chống lại chế độ.  Năm 1976 ông bị đưa ra miền Bắc trong tầu Sông Hương.  Trong hồi ký tù Đáy địa cầu, họa sĩ Tạ Tỵ viết rất chi tiết về chuyến đi thảm hại này.  Đây là lời miêu tả ngắn gọn trong chuyện ngắn của tác giả Nguyễn Ái Lữ:
Qua đầu năm 1976, khoảng 2000 tù nhân trại Suối Máu được chở ra Bắc bằng tầu Sông Hương. Phải gọi đây là Chuyến tầu kinh hoàng vì chứa quá nhiều người, mất vệ sinh, cướp cả mạng sống của tù nhân. … Chuyến tầu này cũng là một địa ngục trần gian, gây khinh hãi cho tù nhân trong suốt hành trình bay ngày ba đêm trên biển (nguồn: Nguyễn Ái Lữ, "Đất nổi giận 21," Vietnam Daily [online] June 11, 2011)
Sau đó Nguyễn Văn Hồng vào trại Nam Hà (ở tỉnh Hà Nam Ninh).  Ở đây Đội 20 chống lại cán bộ trại:
Vào buổi sáng ngày 16/9/1977, toàn thể tù "cải tạo" phân trại “A” Nam Hà đồng thanh hô vang nhiều lần “đả đảo cộng sản” trước giờ lao động tại sân trại, để chống lại hành động đối xử tàn nhẫn của "cán bộ" trại đối với anh em tù cải tạo bị bệnh nặng. (nguồn: Trần Nhật Kim, "Một thời để nhớ," Tiếng Quê Hương [blog] 3 tháng 11 2015)
Trong hoàn cảnh trại cải tạo thì các thành viên của Đội 20 được coi như là những vị anh hùng.  Chống lại chính quyền của trại thì tất nhiên họ bị hành hạ nặng nề.  Theo một hồi ký thì 6 người trong nhóm ấy bị chết ở trại - trong những người cũng có Nguyễn Văn Hồng (xem Mai Văn Tấn, "Những biến động Ở Trại Nam Hà (1980,1981)" Một Góc Trời [website]).  Nhưng đối với những người bị cải tạo:
Tên đội 20 như đã đi vào lịch sử và mang theo nhiều kỷ niệm đau thương lẫn tự hào với hình ảnh các người tù chính trị đã hiên ngang và công khai, tay không đứng lên chống lại cái chế độ bạo quyền của hệ thống trại giam Cộng Sản (Phạm Gia Đại, Hồi ký: Những người tù cuối cùng ([CA]: Phạm Gia Đại, 2011), tr. 442). 
Nhiều người bị cải tạo cố tìm cách để tôn tại và giữ nhân phẩm của mình.  Đối phó với mỗi gian khổ là đủ.  Nhưng mình tồn tại có phải đủ để "thắng."  Thắng ai, thắng cho ai?  Thắng chính mình, thắng cho chính mình?  Hay thắng kẻ thù, thắng cho quê hương, đất nước?

Phản kháng ở Việt Nam sau năm 1975 không được đến kết quả mấy.  Kẻ phản kháng bị giam, bị xử tử hay chết dần ở tù / trại.  Tính mạng của mình khi bị giam, bị bỏ mạng có nghĩa gì?  "Cho tôi xin một lần được chết, cho quê hương ngàn đời vinh quang."  Sự vinh quang này nằm trong tay thế hệ sau.  Cho người "trở về đạp nát tan xích xiềng."  Có thông tin cho rằng "em" của bài ca này là bạn gái của tác giả (xem Việt Chính Nhân, "Mở lại hồ sơ 'Vụ Nguyễn Chí Thiện'," Chính Nghĩa (website, không ngày tháng).  Khi mới dịch bài ca "Đôi giày dũng sĩ" tôi cứ tưởng nhầm là em ở đây là như người em trai, em kết nghĩa, là đồng đội.  Như vậy bản phản kháng ca này cũng biểu lộ tình cảm của hai người tình nhân.  Anh chiến sĩ chết thì em phải tự hào - "Cho tôi xin một lần gục ngã, cho em tôi suốt đời ngẩng mặt."

nguồn: Trần Nhật Kim, "Một thời để nhớ."

Tôi chưa được tìm âm thanh cho bài ca "Đôi giầy dũng sĩ" trên mạng.  Giai điệu này gồm nhiều hợp âm trưởng với tiết tấu nhạc kèn fanfare.  Bài ca được hát truyền miệng và được biết rộng rãi trong nhiều trại tập trung cải tạo.  Tạ Tỵ khên bài "Đôi giầy dũng sĩ" là "mang nội dung trầm hùng, tạo nên xúc cảm mạnh, mỗi lần cất giọng."  Không có âm thanh trên mạng là một điều hơi lạ.

Không có nhận xét nào: