27 tháng 4, 2016

hòa hợp dân tộc

trích Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, I. Giải phóng (Saigon: Osinbook, 2012), tr. 66-67.

Ngày 11-6-1975, hạ sỹ quan, binh lính bắt đầu ngày “học tập” đầu tiên. Ngày 12-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng có bài “Thấm nhuần tinh thần nhân đạo Việt nam”, xã luận: “Cách mạng thắng lợi, giải phóng đồng bào ta, đồng thời cũng giải phóng luôn cả người lính nguỵ. Cuộc đời làm lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ đã chấm dứt. Họ khỏi phải chết. Họ thoát khỏi kiếp sống cực nhục trong đội quân chống lại tổ quốc. Đó là hành vi nhân đạo đầu tiên rất căn bản của cách mạng đối với họ. Giờ đây, dù họ có bị bắt giam hay không, họ vẫn là những tù, hàng binh trong tay các lực lượng vũ trang giải phóng… Tuy nhiên, nếu chúng không chống cự thì ta cũng không giết chúng. Chúng cũng là con người Việt Nam. Đế quốc Mỹ và tay sai đã biến chúng từ con người thành ra dã thú. Cách mạng phải cải tạo chúng từ thú trở lại thành người. Phải giam chúng lại để chúng không làm hại nhân dân được nữa. Đồng thời phải cải tạo chúng để chúng cải tà quy chính".

Ngày 15-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng xã luận tiếp: “Hòa hợp là một chính sách lớn của cách mạng. Muốn hoà hợp dân tộc thì điều cơ bản và đầu tiên là phải làm sao cho mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc có một lập trường thống nhất làm cơ sở. Giặc Mỹ và bọn tay sai bán nước dã [sic?] dùng một chính sách chia rẽ tệ hại nhất. Chúng gây thù hằn giữa các thành viên của dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các địa phương. Chúng cố tình chia cắt nước ta… Nguy hiểm hơn cả là chúng đã dùng mọi thủ đoạn để nhồi nhét vào đầu óc của một số người chủ nghĩa chống cộng điên cuồng để làm bình phong che dấu mục đích xâm lược. Bởi vì chúng biết rằng những người cộng sản là những người yêu nước nhứt, là những người chống đế quốc quyết liệt nhứt… (tr. 66)

Làm sao có thể hoà hợp giữa những người yêu nước với những người chống lại tổ quốc, dù dưới bất cứ hình thức nào và nhãn hiệu nào? Súng đã nộp mà tư tưởng chống cách mạng vẫn còn thì hoà hợp làm sao được?… Vì vậy, hoà hợp dân tộc là trước hết, họ phải gột sạch những nọc độc tư tưởng giặc Mỹ đã gieo rắc, từng bước tiếp thu ánh sáng chính nghĩa của dân tộc. Đợt học tập tổ chức cho binh sỹ nguỵ quân, nguỵ quyền hiện nay đã mở ra cho họ một cơ hội tốt để làm việc đó. Qua học tập, họ phải thấy cho rõ âm mưu và tội ác của giặc Mỹ và tay sai, phải nhận ra chính sách khoan hồng đầy nhân nghĩa của cách mạng, phải thấy hết lỗi lầm của mình đối với dân tộc và con đường tất yếu họ phải đi từ đây để làm lại cuộc đời, trở thành người công dân Việt Nam chân chính. Đó là con đường duy nhất đưa họ đi đến hoà hợp với đông đảo các tầng lớp nhân dân”.

Thông báo ngày 20-2-1991 của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương “Về những luâṇ điệu xuyên tạc của Bùi Tín trên đài BBC” viết: “Việc cải tạo những phần tử đã gây nhiều tội ác hoặc còn mang nặng tư tưởng chống cộng, thù địch quyết liệt với cách mạng hoàn toàn không phải là vi phạm nhân quyền, càng không phải là việc làm trái với chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc mà chính là việc làm cần thiết để bảo vệ cuộc sống hòa bình, yên vui của nhân dân, bảo vệ nhân quyền cho mọi người để tăng cường hòa hợp dân tộc” (tr. 67).


Theo Từ điển Tiếng Việt (Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Trung tâm Từ điển học, 1994)
"hòa hợp" có nghĩa "Hợp lại thành một khối do có sự hài hòa với nhau."  Hài hòa có nghĩa "Có sự kết hợp cân đối giữa các yếu tố, các thành phần, gây được ấn tượng về cái đẹp, cái hoàn hảo."  Chữ then chốt ở đây là "cân đối."

Đối với "bên thắng cuộc" thì chữ hòa hợp thành vấn đề bởi chữ ấy vốn đã bao gồm cái ý cân đối.  Có một khối chính nghĩa, đứng đắn, trung thành với cách mạng, và có một khối khác hoàn toàn đã từng sống và làm ngược với các lý tưởng ấy.  Lúc hòa hợp chất trong sạch với chất độc làm sao mà cho hai thứ được cân đối?

Con người không bao giờ đơn giản là trong sạch hay độc, trắng hay đen.  Nhưng thứ lô-gích ở trên cho là chiến thắng = trong sạch, hiểu biết và khoan dung.  Tại sao là thế - vì đã thắng.  Nhưng bất cứ cuộc thắng lợi đến vì nhiều yếu tố khác - là do bên thắng cuộc được mạnh, khéo, giỏi, kiên trí và lắm lần dối trá hơn bên thua cuộc.  Kẻ thắng không thể nào trong sạch.  Kẻ thắng chỉ có sức mạnh và chẳng cần đến sự cân đối.

Chữ "khoan hồng" có nghĩa là "đối xử rộng lượng với kẻ có tội."  Vẫn là trắng đen.  Kẻ thua thì "có lỗi lầm với dân tộc" là kẻ có tội.  Rộng lượng ở đây chỉ có nghĩa là bên thắng cuộc làm hành động không nhân đạo, nhưng họ có khả năng đối xử ác liệt hơn (như "giết chúng").  Phải nhấn mạnh là kẻ thắng và kẻ thua trong lời viết của Huy Đức đều là người Việt Nam, là anh chị em chung một nhà.  Sau 1975 sự rộng lượng và hòa hợp không có mấy, như vậy làm một cuộc chiến thắng thành thất bại về nhiều mặt.  Nhưng nếu lính Sài Gòn đã được giải phóng Hà Nội không biết sự hòa hợp và khoan hồng sẽ khác mấy?  Phải bỏ cái khái niệm trắng đen mới thì hưởng sự hòa hợp.  Phải hòa trắng với đen một cách cân đối.

Không có nhận xét nào: