11 tháng 3, 2016

Những người bán sách báo cần chú ý [trích] (1975)

Hơn hai mươi năm nay có một vấn đề hết sức nghiêm trọng mà người dân Việt Nam chân chính nào cũng có thể nhận thấy, đó là nền văn hóa do Mỹ dựng lên ở miền Nam. … Nền văn hóa của chúng ta (của Mỹ dựng lên) là nền văn hóa đồi trụy, lai căng, mất gốc, phản động, dâm ô, cần phải tẩy rửa, cần phải bài trừ, và muốn tương lai dân tộc tốt đẹp thì nhất thiết phải xây dựng một nền văn hóa lành mạnh, tiến bộ.

Nhưng khi cả miền Nam đã là một thuộc địa kiểu mới của Mỹ, người dân bị tước đoạt hết quyền độc lập, tự do thì làm sao có thể xây dựng được một nền văn hóa tiến bộ, lành mạnh? …

Những ngày đầu đặt chân lên thành phố Sài Gòn, tuy lực lượng cách mạng cùng một lúc phải giải quyết nghìn việc nhưng vẫn đặc biệt quan tâm đến tình hình văn hóa ở miền Nam và có kế hoạch từng bước tẩy rửa những nhớp nhơ do đế quốc Mỹ để lại. …


nguồn: Trương Đạt Vân (Cục thông tin báo chí) “Những người bán sách báo cần chú ý,” Giải phóng (bộ mới) 6 tháng 9 1975 tr. 2.


Trong vòng nhìn của chính quyền Việt Nam, văn hóa là một vấn đề cốt yếu.  Làm chính phủ mới thì phải thật sự "giải quyết nghìn việc."  Song về văn hóa, miền nam Việt Nam không phải một xứ lạ mà không chung một ngôn ngữ, không chung một nền văn minh lâu năm.  Tại sao văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng như thế?  Lý do là hai mươi năm sống dưới "quyền" của "thuộc địa kiểu mới của Mỹ" có thể chuyển đổi văn hóa thuần tuý, chân chính của Việt Nam thành "đồi trụy, lai căng, mất gốc, phản động, dâm ô."

Tuy nhiên, cái nền văn hóa Việt Nam trước 1955, trước 1945, trước 1930, trước 1887 nữa cũng bị như thế.  (Và không riêng Việt Nam - không có nền văn hóa nào mà không chịu các nét xấu ở trên).  Theo một cách nhìn trái ngược, những năm 1955-1975 ở miền Bắc Việt Nam là một thời gian ngoại lệ trong lịch sử văn hóa Việt Nam.  Về riêng văn hóa thì miền Bắc cũng phải coi như là thuộc địa kiểu mới của chính quyền Mao Trạch Đông ở Trung Quốc.  Từ vừng để phê phán văn hóa gốc từ quan niệm thanh giáo của Trung Quốc của thuở đó.

Thực ra, các nền văn hóa phải lo lắng trước là cái bóng lớn của văn hóa Mỹ và văn hóa Châu Âu.  Về âm nhạc, hội họa và kịch nghệ thì kỷ thuật của nền văn hóa Châu Âu đã thấm rất sâu vào văn hóa của các nước, các dân tộc toàn thế giới.  Ở riêng Việt Nam việc soạn nhạc viết trên năm dòng kẻ đã thành rất bình thường sau những năm 1930.  Việc biểu diễn trên sân khấu rạp hát cũng thành rất bình thường.  Vẽ với sơn dầu cũng thành rất bình thường.  Trước 1887 không có, không cần đến các thứ ấy - như vậy từ khi văn hóa Việt bị tây phương ảnh hưởng thì nó bị lai căng, mất gốc rồi.

Văn hóa Mỹ có ưu tiện lớn là được rất thành công về phương tiện truyền thông đại chúng.  Các phương tiện ấy làm cho nền điện ảnh và nhạc phổ thông của Mỹ được sản xuất rất trau chuốt, quyến rũ.  Kỹ nghệ sản xuất phim và nhạc của Mỹ bây giờ bây giờ là tiêu chuẩn toàn cầu.

Không có nước nào, nền văn hóa mà không bị "lai căng" nào cả.  Nhạc Mỹ có một sức mạnh đặc sắc là nhờ sự pha trộn của các nét nhạc châu Phi, nhạc dân gian nước Anh, và nhạc cổ điển tây phương. Nền nhạc lai căng này là vi thuẩn đã làm nhiễm cả trái đất này.  Thực ra sự lai căng không phải là xấu.  Đồ ăn pha trộn lắm lần ăn rất ngon.  Các con lai lắm lần rất đẹp và xuất sắc.

Nhạc phổ thông kiểu kỷ nghệ Mỹ là một chiếc xe ủi đất chôn các nền nhạc truyền thống của các dân tộc toàn cầu.  Các nước nhỏ và các nước theo quan niệm văn hóa của Liên Xô, của Mao Trạch Đông đã cố gắng ngăn cản việc này, mà không thành công và không thể nào thành công.  Giai đoạn màn sắt họ được tạm cấm và cản trở văn hóa "đồi trụy, lai căng, mất gốc, phản động, dâm ô" của thực dân kiểu mới Mỹ.  Song rút cục, kỹ nghệ văn hóa phổ thông cũng là một trong những vũ khí đã xé màn sắt ấy.

Tuy nhiên, chủ nghĩa thanh giáo của các nước cộng sản chủ nghĩa cũng tai hại cho văn hóa.  Văn hóa bị "khai thác" quá nhiều để phục vụ các chính sách chính trị của nhà nước và không được tham gia đời sống xã hội một cách bình thường.  Nếu có nhà nước bảo vệ văn hóa, tại sao dân được có ý thức tự bảo vệ các nền văn hóa ấy?

Không có nhận xét nào: