28 tháng 12, 2015

Hãy ngước mặt nhìn đời (Look Up and See Life) - Lê Hựu Hà (1972?)

1.
Cười lên đi em ơi
Smile some my dear
Dù nước mắt rớt trên vành môi
Even if tears streak past the edge of your lips
Hãy ngước mặt nhìn đời
Look up and see life
Nhìn tha nhân ta buông tiếng cười
Seeing everyone else I let out a laugh
Ta không cần cuộc đời
I don't need life
Toàn những chê bai và ganh ghét
It's all scorn and jealousy
Ta không cần cuộc đời
I don't need life
Toàn những khoe khoang và thấp hèn
It's all boasting and baseness

2.
Cười lên đi em ơi
Smile some my dear
Cười để giấu những dòng lệ rơi
Smile to hide your falling tears
Hãy ngước mặt nhìn đời
Look up and see life
Nhìn đổi thay ta vang tiếng cười
Seeing the changes I let out a laugh
Ta không thèm làm người
I've no desire to be a human
Thà làm chim trên rừng hoang vắng
It's better to be a bird in a deserted forest
Ta không thèm làm người
I've no desire to be a person
Thà làm mây bay khắp phương trời
It's better to be a cloud flying in all directions

Điệp khúc - Refrain

Yêu thương gì loài người
What's there to love of people
Ngoài những câu trau chuốt với đời
Besides refined words about their lives
Ngoài những toan tính trong tiếng cười
Besides the intentions within the laughter
Và những âm mưu dọn thành lời
And schemes put into words
Ta chỉ cần một người
I just need one person
Cùng với ta đợi chết mỗi ngày
To await death with me every day
Rồi hóa thân trong loài hoa dại
To then be incarnated as wildflowers
Để muôn đời không biết đớn đau
To always not know pain

3.
Cười lên đi em ơi
Some some my dear
Cười để giấu những dòng lệ rơi
Smile to hide your falling tears
Hãy ngước mặt nhìn đời
Look up and see life
Chờ ngày xuôi tay xong kiếp người
Await the day, arms straightened at your side when you've finished your human incarnation
Yêu thương gì cuộc đời
What's to love of life
Toàn những chê bai và ganh ghét
It's all scorn and jealousy
Yêu thương gì cuộc đời
What's to love of life
Toàn những phô trương và thấp hèn
It's all showing off and baseness



"Ta không thèm làm người" là một thông điệp bi quan cùng cực.  Đây là người ghét sự giả dối của người khác xung quanh mình.  Cùng lúc bài ca "Hãy ngước mắt nhìn đời" có tiết tấu và giai điệu rất vui mừng. Lạ nhỉ?

"Ngước mắt nhìn đời" có nghĩa là quan sát, hiểu biết, tự tạo ra ý thức hệ riêng đúng với sự thật.  Ta không chọn kiếp người, nhưng ta không được che mắt bịt tai.  Mặc dù muốn khóc, ta phải cười trước tình cảnh con người đấu tranh kiếm danh tiếng, kiếm tiền bạc cửa cải mặc kệ mỗi người khác.

Chỉ có một miền an ủi đau đớn là mỗi thứ đều sẽ tàn phai.  Như vậy ta mong cái chết của mình. "Chờ ngày xuôi tay xong kiếp người."

"Yêu thương gì cuộc đời"?  Nếu không yêu thương thì ta sẽ không khóc, sẽ không bị người khác ảnh hưởng.  Nhưng ta khóc bởi vì ta bị thiệt hại, hay vì xã hội xung quanh mình bị thiệt hại?

Giống nhiều bài ca khác của Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang cùng thời, bài ca này cũng chịu ảnh hưởng của tình trạng chiến tranh.  Chiến tranh là do con người làm, chứ phải là thiên nhiên làm.

Các nhà quản lý ca khúc ở Việt Nam sau 1975 nghi ngờ đến bài "Hãy ngước mắt nhìn đời" một cách khác thường.  Từ 15 tháng 10 1989, Cục Âm nhạc và Múa bắt đầu cấp phép cho các bài ca "vàng" được lưu hành trên đất Việt.  Trong thông báo ấy có một số ít bài ca bị chính thức cấm bằng tên.  "Hãy ngước mắt nhìn đời" là một trong những bài ca ấy (xem báo Thanh niên 12 tháng 11 1989).

Sách Âm nhạc mới Việt Nam: Tiến trình và Thành tựu (Viện Âm nhạc, 2000) có đoạn này nói về việc dân phục hồi nhạc tiền chiến, nhạc Sài Gòn trước 1975, nhạc người Việt hải ngoại:
Sự phục hồi các bài hát lãng mạn, trữ tình của một thời đã qua cũng được "bung" ra một cách tran lan, thả nổi, thiếu sự giải thích, hưởng dẫn để quần chúng thấy được giá trị cũng như mặt hạn chế của các tác phẩm này.  Một số kẻ xấu cũng đã lợi dụng phong trào này để đưa vào các bài hát hải ngoại có nội dung xấu hay các bài hát của thời kỳ địch tạm chiếm miền Nam trước đây như: Hãy ngước mặt nhìn đời của Lê Hựu Hà, Chút quà cho quê hương, Mười năm tình cũ... của bọn phản động tâm lý chiến sống lưu vong tại Mỹ [trang 675].
Thái độ ghét bài ca "Hãy ngước mắt nhìn đời" của các học giả nghiên cứu nhạc Việt rất khó hiểu đối với tôi.  Trước hết bài ca này không được sáng tác ở hải ngoại như "Chút quà cho quê hương" hay "Mười năm tình cũ."  Còn nữa, "Hãy ngước mắt nhìn đời" không liên quan gì đến cuộc tâm lý chiến của Mỹ, hay của người Việt "sống lưu vong tại Mỹ."  Nếu có, thì bằng chứng ở đâu?

Lê Hựu Hà viết đến một xã hội "Toàn những chê bai và ganh ghét ... Toàn những phô trương và thấp hèn."  Các cái đó nằm ở kết cấu xã hội - kết cấu xã hội của thuở nào, dân tộc nào.  Điều tất nhiên là cấp trên của mỗi kết cấu xã hội lắm lần không chịu bị công nhận là kẻ "phô trương và thấp hèn."

Không có nhận xét nào: