28 tháng 8, 2015

Cung đàn xưa (Lute of Old) - Văn Cao (1943)

Valse moderato

Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn.
The lute's spirit of wind and fog formed at spring's end.
Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn.
Days gradually cast off their melancholy absence.
Từ người ra đi chờ vắng tin người,
Since she left there's been no news of her
Từ người ra đi là hết mơ rồi!
Since she left I've run out of dreams!

Cung thương là tiếng đàn,
The D string is the lute's sound
Cung nam là tiếng người.
The southern mode is her voice
Ai oán khúc ca cầm châu rơi,
Aggrieved, the music of the singer and lute, rod striking drum
Tình duyên lãng đãng nhớ thương dần pha phôi.
Love's ties are unsteady, full of longing then gradually wither and fade.

Cung đàn ngân buồn xa vắng trong tiếng thầm,
The lute's music sadly resonates far and wide in a concealed whisper
Buồn tê tái trong tiếng ngân,
Plaintive in its vibration
Buồn như lúc xuân sắp tàn!
Sad like when spring is about to end!

Ơi đàn xưa!
Oh lute of old!
Còn vang nhắc chi tới người lòng ta tắt bao thắm tươi u hoài duyên đưa.
You still ring out, recall her, our heart's warmth quells, longing once brought by love's grace

Chiều năm xưa gót hài khai hoa mắt huyền lưu xuân dáng hồng thơm hương.
A long ago afternoon the heel of those dainty boots broke out in bloom, those deep black eyes held on to spring in the form of a fragrant rose.
Chiều năm nay bóng người khơi thương tiếng đàn gieo oan giấc mộng chàng Trương.
A long ago afternoon someone's image engendered love, the lute's sound cast groundless blame on fisherman Trương's dreams.

Giờ còn mong chi người hát theo đàn,
Now what hope is there of she who sang with the lute,
Giờ còn mong chi hợp cánh hoa tàn.
Now what hope is there to join with the fading flower
Lời đàn năm xưa se kết đôi lòng.
The lute's utterance long ago spun together two hearts.
Lời đàn năm nay đôi lứa xa vời.
The lute's words of today; a devoted couple far apart
Khi hôn hoàng xuống dần
As twilight slowly falls,
Trăng lên vàng mái lầu.
The moon ascends, golden, over the palace.
Nghe thoáng tiếng kinh cầu xa xa.
I hear faint sounds of prayer a little way off.
Ngàn lau thấp thoáng bóng kinh kỳ sầu bao la.
Through the woods and reeds, the capital's shadows flicker with vast sadness.

nguồn: Thiên Thai: Tuyển tập nhạc Văn Cao, Nxb Trẻ, 1988.

Tôi tiếc rằng tôi chưa tìm được bản nhạc "Cung đàn xưa" của Tinh Hoa xuất bản năm 1955.  Văn bản sớm nhất mà tôi được sưu tầm được in trong tập nhạc Thai Thai năm 1988 - một năm trước khi Cục Văn Hóa và Múa cấp phép "Cung đàn xưa" được phổ biến ngày 15 tháng 10 1989 (xem báo Thanh Niên 12 tháng 11 1989).

Lý do tôi muốn kiểm tra bản nhạc xưa của "Cung đàn xưa" là các ca sĩ thời Việt Nam Cộng Hòa và thời tiền Việt Nam Cộng Hòa hát bài ca này rất khác với nốt nhạc của các tập nhạc sau.  Tôi nghĩ rằng phải coi văn bản trong tập nhạc Thiên Thai (và trong tập nhạc Ca khúc Văn Cao, Nxb Âm Nhạc, 1994) như là văn bản chính thức.  Vậy phải coi như các ca sĩ như Mộc Lan, Thái Thanh, Anh Ngọc, Mai Hương, Thanh Lan rồi gần đây hơn Ánh Tuyết không hát đúng ý Văn Cao.

Có lẽ họ hát khác vì họ học theo những nốt nhạc khác?  Hay họ hát chuyển miệng?  (Phạm Duy là người có vai trò lớn về việc phổ biến nhạc Văn Cao.  Có lẽ mỗi người hát theo kiểu Phạm Duy hồi xưa?  Mộc Lan thu "Cung đàn xưa" trong đĩa Philips trước khi Tinh Hoa xuất bản bài hát này).

Một lý do nữa là việc hát bài "Cung đàn xưa" theo đúng nốt nhạc của Văn Cao không dễ.  Bài này đòi một giọng ca có âm vực rộng - một quảng tám thêm quảng sáu trưởng.  Tuy thế mà hát đúng nốt như trong tập nhạc ấy thì giai điệu của Văn Cao được phù hợp với hòa âm nhiều hơn.  Trong những năm 1950 Mộc Lan thu bài hát này với một giọng ca trong trẻo, nhưng có những nốt trong giai điệu nghe không ổn với bản hòa âm.

Trần Thái Hòa hát "Cung đàn xưa" rất chuẩn:


"Cung" là nốt nhạc, là âm thanh.  Chính xác là nốt nhạc, âm thanh của một đàn gẩy của nhạc cổ Việt Nam hay Trung Quốc.  Phải chăng chữ "đàn" cũng có thể được hiểu như là đàn ghi ta, đàn măng-đô-lin của tân nhạc ("Cung đàn xưa" là một tác phẩm tân nhạc, và phản ánh tâm tính của người hiện đại)?

Xưa là một từ không chính xác.  Ngày xưa xa xôi có nghĩa là cách đây nhiều thế kỷ? Hay ngày xưa thuộc vào quá khứ của người kể?  Vì bài ca này phụ thuộc vào những sự kiện xây ra trong đời sống tình cảm của tác giả thì ý nghĩa thứ hai chắc đúng hơn.  Nhưng nếu hiểu "xưa" theo chung hai ý nghĩa thì cuộc tình này cũng có chất huyền thoại (đừng quên "giấc mộng chàng Trương.")

Nội dung "Cung đàn xưa" thuộc về việc pha phôi, tàn, xuống dần, xa vời.  Nhưng mặt khác là cung đàn ấy khi ngân cũng là cội nguồn của các cái ở trên.  Tiếng đàn còn kêu, tình yêu hiển lên rồi mất dần.

Giống như đại đa số các ca khúc thời nhạc cải cách (và đa số ca khúc Việt đến bây giờ) thì "Cung đàn xưa" thiếu các dấu khó chép theo nhạc tây phương là dấu hỏi và dấu ngã.  "Cung đàn xưa" không có từ dấu hỏi nào cả.  Và chỉ có chữ dấu ngã là "lãng đãng" - "ở trại thái di động chậm chạp, nhẹ nhàng, khi ẩn khi hiện, khi gần khi xa, mờ mờ ảo ảo" (Từ điển Tiếng Việt, Trung Tâm Từ Điển Học, 2007).  Nàng vắng, nhưng nàng lại xuất hiện trong âm thanh. Hai chữ dấu ngã phản ánh ý nghĩa ở trên (ngân ra, rồi pha dần) một cách rất thú vị.  Lúc còn dấu vết tình thương thì hiện, mất niềm tình thương ấy thì ẩn.  Nhìn mái lầu dưới trăng biết nàng vừa gần, vừa xa.  Bóng kinh kỳ cũng ẩn, cũng hiện.

Giai điệu của "Cung đàn xưa" đẹp.  Lời ca cũng đẹp.  Nhưng tôi nghĩ rằng lời ca và giai điệu không hợp với nhau.  Xúc cảm của nhịp điệu valse là nhẹ nhàng, vui vẻ.  Điệu valse có hợp với lời "Cung đàn xưa" về hai điều là điệu valse từng có chất "quý tộc," và cũng phản ánh sự hoài cổ.  Song lẽ giai điệu của "Cung đàn xưa" nên như thế nào?  Soạn một giai điệu như "Đêm tàn Bến Ngự" chắc không được.  Như vậy ta có một bài ca có nhiều nết thú vị, nhưng cũng khó thể hiện.

1 nhận xét:

loneswan nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.