19 tháng 1, 2015

về Võ Thành Minh - trích Nhã Ca "Giải khăn sô cho Huế" (1969)

Chương 5

Lúc này thì tôi tỉnh người lại rồi. Tôi vươn vai, mới biết là xương sống mình nhức mỏi một cách kỳ lạ. Nhưng cùng lúc đó tôi bỗng nghe thấy tiếng đàn hát vọng xuống. Tiếng đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt và có cả tiếng ngâm thơ nữa.
"Ai đó hỉ?"

Em gái tôi thì thầm:

"Ông Võ Thành Minh đó."

Võ Thành Minh, con người trào lưu cũ, của thời Phan Bội Châu, Kỳ ngoại hầu Cường Ðể, còn lưu lạc lại giữa thời đại này để chịu chung số phận với thành phố, đã làm gì vậy? Hình như hôm qua, em gái tôi cũng đã thì thầm kể cho cả nhà đang ở dưới hầm nghe về nhân vật kỳ lạ này, nhưng tôi đói lả, tôi có nghe gì đâu. Tiếng đàn lúc này nổi lên thật rõ dù tiếng đại bác vẫn ầm ầm nổ khắp nơi và mọi người trong hầm ôm chặt lấy nhau.

...

Tiếng hát tiếng đàn, tiếng ngâm thơ ngưng bặt sau một vài tiếng nổ gần đến nỗi như ngay trên mái nhà, trên đầu mình. Nhiều tiếng hô lớn:

"Xuống hầm."

Ðám người trong hầm nhích chật lại, vài người trườn xuống.

....

Mọi người im lặng, nín thở, những giây phút căng thẳng tột cùng này, chúng tôi đã chịu đựng rất nhiều giờ qua.

Tôi biết ông Minh không xuống hầm chúng tôi. Tôi đoán ông đang núp ở một hầm nào khác.

...

Thấy chúng tôi tần ngần nhìn nhau, ông Minh lại nói:

"Tụi bây không đi, tao đi một mình. Tao đi đánh lại cái đơn."

Nhưng rồi ông chưa đánh đơn lại vội. Ông lại bày trò ca hát, đánh đờn. Sợ mà tới khi chết cũng chết. Cứ ca hát, ngâm thơ cho đỡ sợ hãi.

Rồi ông lại đề nghị:

"Ðứa nào có ống sáo không? Tao thổi lại bài hồi xưa tao thổi bên bờ hồ Lơ Man ở hội nghị Giơ Neo."

Chả có anh nào dám mò đi lấy ống sáo cho ông thổi. Cả bọn ngồi sát góc tường dày nhất sát miệng hầm để nhỡ có gì thì chui xuống hầm cho nhanh. Trời bên ngoài mưa rả rích, chúng tôi ngồi sát nhau mà vẫn thấy lạnh run.

Ðại bác vẫn câu lên đều đều. Có tiếng anh chàng giải phóng trẻ tuổi hỏi vọng vào:

"Sao không chui xuống hầm mà đàn hát ồn ào thế? Ðịch nó biết nó thả bom xuống đó."

Chỉ có ông Minh dám trả lời:

"Cả thành phố chỗ nào mà chẳng có bom đạn. Chú em có muốn sống mấy phút cuối cho vui thì quăng súng đi, vô đây ca hát chơi."

Anh chàng giải phóng bên ngoài im bặt. Mấy sinh viên kể chuyện thì thầm về anh chàng này, cho biết mấy hôm nay hắn có vẻ trầm tư lắm. Chắc hắn đã nhìn thấy cảnh máu đổ thịt rơi và động lòng chăng. Ông Minh cười:

"Con người cộng sản làm gì có tình cảm. Chúng nó chỉ có mục đích là thắng, diệt, tiến tới. Tao ở với chúng nó lâu rồi tao biết."

Ông nói thêm:

"Phải nhìn nhận chúng nó tổ chức giỏi nhưng về mặt tình cảm thì bết lắm."

"Vậy ông là người quốc gia rồi."

"Tao không ủng hộ Mỹ, tao không chịu cộng sản. Tao chống lung tung hết."

"Ông chống một mình." 

 ...

Buổi tối, mặc bên ngoài súng bắn như mưa, súng lớn nhỏ nhắm bắn máy bay, mặc trời mưa tí tách lạnh buốt, mặc bom đạn, mặc hỏa châu, ông Minh gọi hết thanh niên lên nhà, ngồi đánh đờn và ca hát. Tôi mặc má tôi năn nỉ khóc lóc cũng chui lên khỏi hầm nhập bọn. Ông Minh thật giỏi, không biết ông thổi được nồi cơm từ lúc nào. Ăn cơm với nước mắm kho mặn mà sao ngon thế, tưởng cả đời mình chưa có bữa cơm nào ngon hơn. Giọng ông Minh vẫn tin tưởng:

"Mình cứ kêu gọi hòa bình, cứ kêu gọi thế giới. Ngày mai tao viết thư gửi nữa. Tao tổ chức tuyệt thực phản đối Mỹ, phản đối Việt cộng, đứa nào dám theo không?"  


Chương 8

“Chị biết ai đây không? Ông Võ Thành Minh đó.”
Thấy tôi ngơ ngác, nó nói thêm:

“Ông là người thổi sáo bên hồ Genève phản đối chia đôi đất nước hồi 54 tề, chị.”

Tôi nhìn ông già, ông đang bận kể chuyện cho má tôi nghe. Hà nói tiếp:

“Ông Minh mà chị không biết há? Ông còn tên là Võ Song Thiết đó.”

Tôi hỏi nhỏ:

“Bây giờ ông làm gì?”

“Ông giữ nhà thờ cụ Phan, ông là đồng chí của cụ Phan mà chị. Mấy ngày đánh nhau, nhờ có ông mà nhiều người khỏi chết đó nghe. Vui lắm.”

Tôi trợn mắt:

“Mày nói vui? Trời ơi, chết như vậy mà mày nói vui sao?”

“Ông Minh nói ở hoàn cảnh mô, mình cũng cố gắng vui sống. Ông Minh có sợ chết mô. Ông đi hoài cả ngày chị. Ông đi phát gạo, đi tải thương, đi thăm các nơi...”

Tôi nhìn kỹ ông già. Ông mặc áo the đen, quần vải trắng, đầu đội chiếc mũ bê rê đen.
  

...

Hà chen vào:
“Ông Minh nghệ sĩ lắm nghe chị. Ở trên Từ Đàm đánh nhau, bắn nhau rầm rầm mà ôn cứ họp thanh niên trốn trong nhà thờ cụ Phan lại đàn hát cả ngày.”

Tôi hỏi:

“Quân giải phóng để yên cho ôn làm ồn vậy răng?”

“Mấy ngày đầu cơ chớ. Về sau thì lo mà trốn cho kỹ. Ôn noái mấy anh thanh niên xuống cầu Bến Ngự đòi tuyệt thực phản đối chiến tranh.”

Tôi tức cười:

“Ôn nói chơi.”

Hà nháy mắt ra dấu bảo tôi đừng nói nữa. Rồi nó quay sang ông Minh:

“Ông cho chị con coi cái giấy do Mặt trận giải phóng cấp cho ông đi đường.”

Ông cười hiền hòa:

“Hà, mi noái tầm bậy. Giấy đó ăn thua chi. Tao đi bên mô cũng được vì tao có làm nô lệ cho ai mô. Tao chống hết, chiến tranh là tao chống.”



Mới đây tôi được quyển Mourning Headband for Hue: An Account of the Battle for Hue, Vietnam 1968, translated and with an Introduction by Olga Dror (Indiana University Press, 2014).  Bà Dror dịch và giới thiệu sách Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca một cách rất hay và đặc sắc.  Bà Dror dịch rất chính xác như vậy là giữ được cách nói chuyện của người Việt.

Đọc quyển này tôi mới gặp được một nhân vật rất nổi bật là Võ Thành Minh.  Các sách sử hay được viết một cách phải gọi là hữu chiến.  Các tác giả đề cao những sự kiện đầy bao lực và ban đến chiến lược và ca ngợi các nhân vật có chiến công vẻ vang.  Ngôn ngữ của chiến tranh là theo lá cờ đến chiến thắng, sẵn sàng bắn, xông pha...

Song những người tham chiến chỉ là một dòng của lịch sự.  Người tham chiến chỉ là thiểu số và dân thường là đa số.  Còn nữa lịch sử cũng có những người phản chiến.  Theo thế giới quan của tôi, những người ấy là những nhân vật đáng khen nhất trong lịch sử loại người.  (Tôi viết những lời này vào ngày lễ của Dr. Martin Luther King.)

Võ Thành Minh là một nhân vật lịch sử rất đặc biệt.  Tôi nghĩ rằng ông bị lãng quên vì ông không theo bên nào trong cuộc nội chiến Việt Nam ("Tôi chống hết, chiến tranh là tao chống").  Chỉ có vài nét tiểu sử của ông trên mạng.

Ông sinh năm 1906 ở Nghệ An.  Ông được biết đến là trưởng đoàn của đoàn hướng đạo đầu tiên ở miền Trung năm 1935. (tức cái Association Annamite de Scoutisme / Hội Hướng Đạo Trung Kỳ). Hình như ông cũng soạn một sách nhỏ Hướng Đạo Lúc Khởi Thủy.  Tên hướng đạo của ông là Hồng Sơn Dã Mã.

Một trang web vẽ một số nét về ông Võ Thành Minh như sau:
Độc thân. Lang thang. Tự lập. Là người VN đầu tiên dùng xe đạp đi vòng quanh 5 xứ Đông Dương, với bộ đồng phục H[ướng] Đ[ạo] để cổ võ cho phong trào.
Ở Thư Viện Quốc Gia Pháp có thêm một quyển nhỏ của ông soạn:

Type : texte imprimé, monographie
Auteur(s) :  Vỏ-Song-Thiết (pseud. de Thành Minh Vô)
Vô Thanh Minh (sous le pseud. de Vô-Song-Thiê̛t)
Titre(s) :  La Tragédie extrême-orientale. [I.] La Voix du peuple vietnamien, poème... traduit par Vitimi [Texte imprimé]
Publication :  Paris : A. Fauvel, 1952
Description matérielle :  In-16, 32 p., couv. ill.

Note(s) :  Poème extrait et traduit de "Tiếng-Thuơn̛g-tâm", du même auteur. - Le poème est extrait et traduit de "Tiê̛ng-Thuóng-tâm", du même auteur

Notice n° : FRBNF31597178
 
Précisions sur l'exemplaire
1Tolbiac - Rez-de-jardin - magasin
16- Z- 4543 (1) support : livre
 
 Réserver le document
 
http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb315971784/PUBLIC

Ông viết và dịch một bài thơ Những tiếng thương tâm (Huế, 1948) sang tiếng Pháp thành La tragédie extrême orientale, La voix du peuple vietnamien với tên bút Võ Song Thiết.

Thời kháng chiến với nước Pháp ông "ủng hộ Việt Minh 5 tạ gạo để cứu đói cho dân."  Tôi nghĩ rằng ông không thực sự ủng hộ Việt Minh mà lại ủng hộ dân đói.  Rồi "ngay sau khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện hai ngày với tội danh nói năng ngang tàng, luận điệu tuyên truyền phản động."  Ông được trốn, nhưng cái cốt cách "nói năng ngang tàng" của ông được xem trong hồi ký của Nhã Ca ở trên.

Trong thời mà Hiệp Định Genève được ký, ông ngồi bên bờ Lac Léman / Lake Geneva "thổi sáo tuyệt thực" để chống nước Việt bị chia cắt.  Sau đó ông đi khắp châu Âu và nước Mỹ để "vận động hòa bình cho đất nước VN thân yêu."

Ông từng làm nghề nhà giáo và sống trong từ đường Phan Bội Châu ở Huế.  Năm 1968 trong trận Huế ông "cùng một nhóm người tâm phúc của ông “xông ra giữa hai làn đạn”." Nhã Ca kể về hành động ấy ở trên trong hồi ký Giải khăn sô cho Huế.  Trong một tình trạng mà bom rơi xuống, đạn bay qua ông thanh thản tổ chức thanh niên chơi nhạc tài tử và ngâm thơ.  Ông cũng giúp cứu nhiều người bị thương, bị đói.  Ông giữ nét truyền thống của người Việt và của người theo chủ nghĩa hòa bình.

Có nguồn thông tin của phe chống cộng sản viết rằng lính miền Bắc muốn "ông đứng ra làm Chủ Tịch Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình của VC. Ông từ chối, bị bắt lên núi, và bị chúng giết."  Nhất định Võ Thành Minh có chí khí cao để khai thác.  Ông chết trong thời gian trận Huế, nhưng tôi chưa rõ ông chết như thế nào.  Đây là thời gian nhiều chết chóc và chắc ông xả thân để giúp người khác.


Tôi lượm được thông tin từ hai nguồn chính:

Ngô Đức Tiến, "Võ Thanh Minh - Con ngựa hoang dã," Văn nghệ Nghệ An 18 tháng 11 2009
"Tráng Sinh Lên Đường – Anh là ai?" đăng trên blog Tráng Sinh Lên Đường xin chào 14 tháng 11 2012.

Không có nhận xét nào: