15 tháng 12, 2014

Không nên (They Shouldn't) - Đỗ Văn Thiệu (1958)

"Bạn đọc viết - Không nên"

Từ ngày hòa bình lập lại đến nay, Phòng đọc sách ở bờ hồ Hoàn kiếm không lúc nào ngớt người đến xem sách báo.  Suốt 2 dãy ghế dài, không buổi nào thừa ra một chỗ bỏ không.  Món ăn tinh thần đối với chúng ta quả là cần thiết vậy.

Nhưng vẫn còn những hiện tượng đáng phê phán.  Đó là có một số người (rất ít thôi) đã đem sách kiếm hiệp ma quái đến phòng đọc sách để xem.  Các loại sách này xuất bản trong thời đế quốc, thậm chí có người đọc cả sách của giặc xuất bản trong thời ký tạm bị chiếm.  Những loại sách đó là những ống thuốc độc, mà đế quốc dùng để tiêm vào máu Thanh niên chúng ta.

Chúng ta đọc truyện cũ, nhưng phải tùy từng chuyện và phải có sự hướng dẫn, đọc để phê phán, để nhận định xã hội cũ, còn loại sách kiếm hiệp, trinh thám, nói chung là những loại sách có hại thì nên xé nát đốt ngay đi.

Không nên đọc sách báo nô dịch của đế quốc.

Không nên đêm những thứ đó đến viện mà choán chỗ ngồi của người khác.

Chắc các bạn cũng đồng ý với tôi 2 điều không nên ấy

Đỗ Văn Thiệu
68 Phùng Hưng Hà Nội



A reader writes - They shouldn't.

Since peace has returned, the Book Reading Room at Restored Sword Lake never lacks people looking at books and newspapers.  Along the two long benches, there's never a time when there's an empty spot.  Spiritual nourishment truly is necessity for us.

But there are still some phenomena that merit criticism.  That is, there are some people (quite few) who bring ghoulish martial arts stories into the reading room to look at.  These kinds of books were published during imperialist times; there are even readers who read those books that the bandits published during the years of temporary occupation.  Those kinds of books are poisonous, narcotic pipes that the imperialists left to inoculate the blood of our Youth.

We read old stories -- but it should depend on the story and there must be guidance -- we read them to criticize and judge the old society, but the ghoulish martial genres, spy stories, and those kinds of books that are generally harmful, we need to rip them up and burn them right now.

We shouldn't read enslaving, imperialist newspapers and books.

We shouldn't bring those things into the institute and take places where others could sit.

I trust that you, friends, agree with me on these two things that they shouldn't do.

Đỗ Văn Thiệu
68 Phùng Hưng Hà Nội


nguồn: Thời mới 30 tháng 3 1958, 2.


Năm 1958 Hà Nội có văn hóa đọc sách, đọc báo là tốt lắm rồi.  Ở phòng đọc sách "không buổi nào thừa ra một chỗ bỏ không."

Song lẽ năm 1958 có hai vấn đề lớn.  Dân Hà Nội đọc các sách "có hại," và họ đọc các sách ấy một cách hoàn toàn công khai.  Như vậy, người xung quanh có thể bị làm hại lây.  Các người bị truyền nhiễm đang chiếm chỗ mà nên dành cho dân lành.  Giống như dân lành phải ngồi cạnh người bị ebola truyền nhiễm.

Hình như các sách tai hại chủ yếu là chuyện kiếm hiệp.  Tuy nhiên có thêm vài chữ quan trọng để mô tả loại sách tai hại là "đế quốc," "giặc," và "nô dịch."  Hình như đế quốc có nghĩa là Pháp và đồng minh của Pháp, và giặc có nghĩa là Việt gian và đồng minh của Việt gian?

Chữ nô dịch góc từ tiếng Trung Hoa.  Nô / 奴 nghĩa là phải bán mình hay sức mình -và dịch / 役 nghĩa là việc nặng nhọc, hay người bị sai khiến ["kẻ nào nghèo khó bán mình cho người, mà nương theo về họ người ta cũng gọi là " / "Việc nặng nhọc" / Sai khiến, kẻ hầu gọi là tư dịch"]

Sách báo nô dịch thế nào.  Đọc sách báo ấy là như bị kẻ thù sai khiến?  Đọc sách báo ấy là như bán thân mình cho địch?  Kết quả của việc đọc sách báo nô dịch là mình sẽ biến hình thành kẻ thù của chính mình.

"Xé nát đốt ngay đi"? Nếu là bệnh dịch thật thì làm thế rất có lý.  Tuy nhiên, tôi chưa biết nhà khóa học nào tìm được bằng chứng là sinh hoạt đọc sách sẽ làm cho người ta bị bệnh, hay người xung quanh mắc bệnh lây.  Cá nhân tôi cảm thấy rất băn khoăn khi nghe đến người đề nghị nên "xé nát đốt" các loại quyển sách.

Đọc bài báo cũ thì mới biết rằng xã hội lúc bấy không nhất trí về việc đốt sách này.  Năm ấy vẫn còn người Hà Nội tự chọn đọc các loại sách bị phương tiện truyền thông hay dư luận phê phán.

Không có nhận xét nào: