29 tháng 10, 2014

"Tôi xa Hà Nội" (I Went Far From Hanoi) - Khúc Ngọc Chân (1954?)

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám, khi vừa biết yêu.
I left Hanoi when I was 18, when I first knew love.
Bao nhiêu mộng đẹp, yêu đương thành khói bay theo mây chiều.
So many beautiful dreams, love went up in smoke, disappearing with the evening clouds.
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ ai đứng trông ai ven hồ khua nước chơi như ngày xưa.
Oh Hanoi, who knows how it can be now? Someone waiting for another by the lake stirring up the water for fun like long ago

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu, xuân tròn đắm say.
I left Hanoi the year you turned sixteen, spring of youth, lost in love
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy.
Ivory hands of this world, you portioned your love in full
Bạn lòng ơi! 
My bosom friend!
Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng nàng khóc tơ duyên lìa xa!
On that day I brought my guitar that knew how to sing joyfully by your side, now crying of loving ties separated by distance!

Giờ đây biết ngày nào gặp nhau!
Now who knows when we can met again!
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu.
When can we find it, wooing I offer you in a few words.
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời,
Oh Thăng Long! Months and years still flow midst love,
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi -
Life has born bitterness and swallowed pain already -
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ.
The Sword Lake of long ago still hasn't faded.

Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Today in Saigon so many blouses show off their colors on joyful streets
Nhưng riêng một người tâm tư sầu não đi trong bùi ngùi.
By there's just one person with sorrowful thoughts walking in sadness

Sài Gòn ơi! 
Oh Saigon!
Mộng với tay cao hơn trời.
Dreaming with hands higher than the sky.
Ai nhắn thay tôi đôi lời. 
Who will send a short message for me.
Chỉ ước mơ mong đẹp đôi.
Only wishing we can be a happy couple.


nguồn: Hương Thương, "Ai là tác giả ‘Nỗi lòng người đi' trong Giai điệu tự hào?," Thể Thao & Văn Hóa 15 tháng 10 2014.

Tôi mới biết đến ông Khúc Ngọc Chân qua một bài viết của Nguyễn Thụy Kha ("Gặp tác giả thật 'Nỗi lòng người đi'" Kiến Thức Ngày Nay #804 đăng trên trang web Giai Điệu Xanh 21 tháng 12 2012).  Nguyễn Thụy Kha là nhà thơ, nhạc sĩ và nhà báo chuyên viết về âm nhạc.  Ông cũng sọan những sách như Văn Cao: Người đi dọc biển (Nxb Lao Động, 1991) và Hàn Mặc Tử: Thi sĩ đồng trinh (Nxb Đà Nẵng, 1993).  Theo Wikipedia thì hai tác phẩm này theo thể loại "tập truyện."  Như thế cũng đúng, nhưng tôi nghĩ xếp hai quyển này vào thể loại tiểu thuyết lịch sử thì đúng hơn.  Hai sách này đọc rất thú vị, nhưng có những đoạn văn không đúng sự thật hay không thể nào có bằng chứng để xác nhận sự chính xác.  Nguyễn Thụy Kha cũng soạn thêm một sách đồng loại là Những gương mặt âm nhạc thế kỷ (Viện Âm nhạc, 2000) gồm sách về Văn Cao ở trên và thêm 4 đoạn về các nhạc sĩ cách mạng Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận và Hoàng Việt.

Việc tiểu thuyết hóa hay viết cẩu thả về những chi tiết thành một việc khó chịu một chút đối với tôi vì Nguyễn Thụy Kha là người có tấm hiểu biết rất rộng về lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Bởi vì tính tiểu thuyết hóa này, Nguyễn Thụy Kha viết về việc khám phá "tác giả thật" của bài ca "Nỗi lòng người đi" thì tôi đã có thắc mắc.  Câu chuyện của Khúc Ngọc Chân đọc nhữ một chuyện ngắn lãng mạn hay ... một ca khúc nhạc vàng.  Nguyễn Thụy Kha cũng là người của cơ chế - là hội viên của hội nhà nước, từng viết báo, là biên tập cho những cơ quan nhà nước.  Song Khúc Ngọc Chân là người đứng tuổi mà đã về hưu.  Có nhiều bài trên mạng phủ nhận các chi tiết của chuyện mà ông Chân kể - và tôi không có khả năng để nói ai đúng, ai nhầm về các chi tiết ấy.

Tôi không quen Khúc Ngọc Chân, vậy tôi cũng biết động lực thúc đẩy ông lên tiếng hiện giờ.  Chắc một lý do là đến đầu năm 2012, bài ca "Nỗi lòng người đi" bị cấm ở Việt Nam.  Tôi nghĩ rằng không còn tư liệu nào mà có thể làm bằng chứng ai là tác giả tác phẩm này.  Chuyện đời của ông Chân rất phù hợp với nội dung bài ca này - năm 1954 ông đúng là 18 tuổi, lúc mà Anh Bằng 28 tuổi.  (Có lẽ năm 1944, 1945 gì đó Anh Bằng cũng có lý do phải "xa Hà Nội"?).  Năm 1967, lúc mà bài ca này được xuất bản, Anh Bằng được 41 tuổi rồi.

Sau đây tôi sẽ viết giá như đây là một tác phẩm xác thực và ông Chân là tác giả thật.  Như vậy không có nghĩa là tôi được biết gì đặc biệt và tin hay không tin điều đó.  Ở trên tôi viết chữ đỏ ở các chỗ mà lời ca của Khúc Ngọc Chân được khác với lời ca của Anh Bằng.  Hai văn bản không khác nhau mấy.  Theo tôi nghĩ thì lời ca của Anh Bằng hay hơn, nhưng ông là người soạn ca khúc chuyên nghiệp.

Tôi nghĩ nét đặc biệt của bản "Tôi xa Hà Nội" là cách ghi giai điệu nay.  Điều nổi bật nhất là Khúc Ngọc Chân soạn ca khúc này theo nhịp 3/8.  Tôi sẽ bàn đến chuyện đó ở dưới.  Về nốt viết, giai điệu của ông Chân khác với giai điệu của Anh Bằng ở hai chỗ.  Đầu tiên là:

khua nước trong như ngày xưa (Anh Bằng)
E       A      F#     E     D-E  A
khua nước chơi như ngày xưa (Khúc Ngọc Chân)
E       A      G      E     C#    A

Giai điệu của Anh Bằng hay hơn về chức năng hòa âm, nhất ở chỗ chữ "ngày" hợp với hợp âm E là hợp âm át két (secondary dominant) của hợp âm A (là nốt / hợp âm át).  Với giai điệu Khúc Ngoc ̣ Chân các nốt G-E-C# cho hợp âm A bảy át (dominant 7th) kéo dài vào hợp âm A, như thế là thiếu hành điệu hòa âm (harmonic motion).

Ở chỗ thứ hai:

biết tìm về nơi đâu
D-E F#  G  A    B (Anh Bằng)
E     F#  F# B    B (Khúc Ngọc Chân)

Giai điệu của Anh Bằng ở đây cũng có hành điệu tốt hơn (theo tôi nghĩ).

Điều khác biệt nhất của ca khúc "Tôi xa Hà Nội" là nhịp 3 từng nốt móc (so với nhịp 4 từng nốt đơn của "Nỗi lòng người đi).  Nhịp 3/8 rất là xa lạ với nhạc phổ thông.  Theo ý tôi thì nhịp này cũng làm cho giai điệu này thành rất gọn và máy móc.

Hãy so sánh câu đầu của các bài ca theo hai nhịp này:

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám, khi vừa biết yêu (Tôi xa Hà Nội)
Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám, khi vừa biết yêu (Nỗi lòng người đi)

Từng nhịp mạnh (nốt đầu từng ô nhịp) được ghi đậm với gạch dưới.  Trong bài "Tôi xa Hà Nội" các nốt viết theo nốt móc chụm ba - Tôi xa Hà / lên mười tám ...  Trong bài "Nỗi lòng người đi" thì từng nốt viết theo nốt móc chụm hai bình thường.  Được ghi ra như thế thì người ca hát được hát rất đều, hay tuy hứng ở giữa các nốt mạnh.  Nhịp điệu của "Nỗi lòng người đi" là slow, nhưng thường lệ các ca sĩ hát theo nhịp điệu slow rock có nhún nhảy (swing) một chút.  Vậy giai điệu này theo cách ghi âm của Anh Bằng được thể hiện một cách thong thả hơn.

Bài ca "Tôi xa Hà Nội" có một điều lạ thường nữa là độ dài của từng câu nhạc.  Thí dụ ở đầu bài thì đoạn nhạc bắt đầu với "Tôi xa Hà Nội..." gồm hai đoạn 7 ô nhịp (2+2+3).  Cái đoạn nhạc bắt đầu với "Hà Nội ơi! nào biết..." gồm 12 ô nhịp (3+3+3+3).  Cái đoạn nhạc "Sài Gòn ơi! Mộng với..." gồm 15 ô nhịp (3+4+4+4).  Trong một ca khúc phổ thông (cho quần chúng nghe và hát) thì các câu / đoạn nhạc nên có 2, 4, 8, 16 ô nhịp nghe dễ nghe, dễ thuộc, dễ hát.

Kết luận của tôi là "Tôi xa Hà Nội" không phải một tác phẩm trau chuốt như "Nỗi lòng người đi."  Điều đó cũng có thể thành một là bằng chứng để cho rằng ca khúc của Khúc Ngọc Chân đến trước. Năm 1954 Khúc Ngọc Chân chưa thể gọi là nhạc sĩ sáng tác.  Ông soạn một ca khúc cho một cô gái để tâm sự và làm kỷ niệm một mối tình dang dở.  Chắc đã nhiều tình cảnh tương tự - hai người bắt phải sống xa nhau, một người viết nên bài thơ, bài ca - mà thành những kỷ vật không bao giờ công bố.

Không có nhận xét nào: