10 tháng 10, 2014

cải lương trong tiểu thuyết Duyên Anh (1967)

tr. 41 - Nó mê cải lương hơn xem xi nê. Thông thuộc các đào kép gánh Kim Chung "tiếng chuông vàng Thủ đô" không sót một ai. Tối nay Kim Chung, tối mai Kim Phụng. ...

tr 42 - Vẫn chưa "diệt" nổi cái máu mê cải lương của Thông. Thịnh bày thêm trò để "cứu vớt linh hồn của một thằng nhà quê." Thịnh bảo thanh niên Hà Nội mà khoái cải lương thì nhà quê cóc chọi nổi. Nó đợi đêm Thông đi coi hát, cài then thật kỹ và dặn đầy tớ không được mở.

tr. 88-89 - Một cô gái lớn phóng từ nhà tới cổng. Bà mẹ mắng yêu: "Cái Bích hậu đà hậu đậu." Giáo sư Thịnh ngắm nàng. Ðiện đường, lúc đó, sao mà tỏ thế. Nó thấy đủ một nắm nốt rỗ trên khuôn mặt của nàng. Em Bích rỗ huê. Trăm hoa đua nở ở mặt em. "Kim Chung tối nay hay lắm." Ôi, nàng mê cải lương như công tử Phát Diệm! Người đẹp mê vọng cổ thì vẻ đẹp giảm đi chín mươi bảy phần trăm.


nguồn: Duyên Anh, Ngày xưa còn bé (Saigon: Đời mới, 1968) viết xong 1967.

Tiểu thuyết Ngày xưa còn bé gần như một quyển hồi ký.  Có rất nhiều cảnh rất giống quyển Nhìn lại những bến bờ.

Bối cảnh tiểu thuyết này là Hà Nội độ năm 1952, 1953 gì đó.  Các nhân vật chính là học sinh ở trọ.  Người kể chuyện như Duyên Anh là một người gốc Thái Bình.  Nhân vật tên Thịnh rất có thể là nhạc sĩ Nguyễn Thịnh (là người từng sáng tác ca khúc "Duyên anh" mà thành tên bút của Vũ Mộng Long).

Các sinh viên muốn cho mình là người biết điều, muốn phân biệt mình với những người khác.  Cải lương không hợp thời trang, không hợp mới một người sanh điều.  Có bạn thích coi cải lương thì phải "cứu vớt linh hồn" người bạn đó.  Một cô gái xinh đẹp thích coi cải lương là mất một phần nào đó của sắc đẹp ấy.

Tân nhạc xịn (và nhạc nước ngoài).  Cổ nhạc dở.  Đơn giản như thế.  Tôi nghĩ thái độ ấy kéo dài đến bây giờ.

Không có nhận xét nào: