23 tháng 3, 2014

Chương trình Ngày Giỗ Tổ tại thủ đô Hà Nội (1946)

Chiều

--4 giờ khai lễ.
--Kéo cờ.
--Tiếng quân ca.
4 g. 5 làm lễ - Chiềng trống.
Đại biểu Chính phủ đốt hương tràm (Mọi người hướng về ban thờ).
--Âm nhạc Hùng vương.
--Một phút mặc niệm các chiến sĩ trận vọng.
--Âm nhạc Hồn tử sĩ.

nguồn: Cứu Quốc 10 tháng 4 1946, 2


Mục trên chứng minh sự triển khai của cái mà hiện nay được gọi là "tin ngưỡng Hùng Vương." Chữ "tin ngưỡng" có nghĩa là các vua Hùng thuộc vào một "lòng tin theo một tôn giáo nào đó" (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học Vietlex, 2007).  Theo các nhà sử, các truyện cổ tịch về vua Hùng được bịa đạt từ cuối thế kỷ 15 (thí dụ xem các bài của giáo sư Liam Kelley "Narrating an Unequal Relationship: How Premodern Viet Literati Explained their Kingdom's Relationship with 'the North'" (2011), 'The Biography of the Hong Bang Clan as a Medieval Vietnamese Invented Tradition', Journal of Vietnamese Studies (2012), và "Tai Words and the Place of the Tai in the Vietnamese Past" Journal of the Siam Study (2013).  Lễ Giỗ Tổ Hùng cũng là một truyền thống phát minh.  Nhà sử Tạ Chí Đại Trường cũng kể rằng truyền thống này bằt đầu từ năm 1917, chắc với người Pháp làm "bà đỡ" ("Hùng Vương và UNESCO: Trường hợp bán kèm một danh vị lịch sử" 2014)

"Chương trình Ngày Giỗ Tổ" năm 1946 là lần đầu tiên một quốc gia Việt Nam được tổ chức một lễ kỷ niệm các nhân vật vua Hùng xưa.  Truyền thống Nho giáo đòi hỏi cung đình phải làm lễ, phải có nhạc lễ do ban Đại Nhạc trình bày.  Vậy "Tiến quân ca" được cử lúc kéo cờ để mở đầu lễ này, chắc do dàn nhạc kèn của Ban Nhạc Vệ Quốc Đoàn thể hiện.

Rồi lúc "làm lễ" có đoạn "chiềng trống."  Tôi nghĩ rằng nhạc này được phóng theo nhạc "dân tộc" Đây có phải là chiềng của người Mường? - làm sao có nhạc cụ Tây Nguyên lên miền Bắc.  Nhưng chắc chắn nhạc chiềng trống này gợi ý của thời xưa, thời tổ tiên.

Lễ này tiếp tục lúc "Đại biểu Chính phủ đốt hương tràm" với nhu cầu "Mọi người hướng về ban thờ."  Rồi kế tiếp chương trình là "âm nhạc Hùng Vương."  Lúc bấy giờ chỉ có một tác phẩm âm nhạc được phổ biên với đầu đề "Hùng Vương" là một bài ca cùng tên của Thẩm Oánh sáng tác lúc ông và các bạn đi xe đạp trẩy hội Đền Hùng từ những năm 1930, 1940 gì đó.  Nội dung bài ca này rất hợp với thông điệp của lễ này: "Bốn nghìn năm văn hiến / Nước Nam khang cường là nhờ công đức Hùng Vương."

Để trở về đến hiện tại, chương trình này có "Một phút mặc niệm các chiến sĩ trận vọng."  Cùng thời mà chính phủ Việt Nam đang điều đình với chính phủ Pháp ở Bắc có lính Việt Nam chết trong kháng chiến ở miền Nam.  Vậy đoạn nhạc lễ này kết thức với bài ca "Hồn tử sĩ" của Lưu Hữu Phước và Hồng Lực.

Chắc là mục dài nhất của chương trình này là đoạn "diễn văn."  Có đại biểu phải có phát biểu.  Chương trình này kết thức "âm nhạc cử những bài ca hùng."

Không có nhận xét nào: