20 tháng 1, 2014

Anh không đòi quà (I Wouldn't Ask For the Gifts) - Only C + Karik (2013)

Đại gia: Làm thái độ như vậy?
Bigshot: What's this attitude?
Kiều nữ: Mình chia tay đi.
Pretty girl: Let's break up.
Đại gia: Chia tay em trả lại đồ cho anh đi.
Bigshot: If you break up, give me back the stuff.
Kiều nữ: Trả thì trả...
Pretty girl: You want it, you got it...

Karik:
OnlyC, boy bánh bèo
OnlyC - cheapskate boy
Karik, boy nhà nghèo - yo!
Karik - boy poor home - yo!

OnlyC:
Anh này, đẹp trai này, đại gia này nhà giàu tiền tiêu thả ga, xây riêng hồ bơi để nuôi cá
That guy, he's handsome, a bigshot, from a rich house that throws money around, built a swimming pool for their fish
Anh thì nghèo khó, tiền chẳng có, nhà nghèo vì mẹ đâu có cho, xây riêng công viên để nuôi chó
I'm bad-off, cash I've none, from a poor house because my mom doesn't give me any, to build my own park for dogs
Anh kia khi yêu em thì, mua cho những món đắt tiền luôn luôn tặng em rồi sai khiến (khiến em luôn đau đầu)
That guy when he loved you, he bought you expensive stuff to give you, then bosses you around (always giving you a headache)
Anh đây khi yêu em là, trao cho em con tim chung tình em ơi hãy lắng nghe anh này!
I when I love you, I give you a true heart, dear, listen to me!

ĐK:
Yêu anh đi em anh không đòi quà
Love me, I wouldn't ask for the gifts
Chia tay anh không đòi lại quà
Breaking up I wouldn't ask for the gifts back
Anh yêu anh không đòi quà
When I love I wouldn't ask for the gifts
Yêu em anh không đòi lại quà
Loving you I wouldn't ask for the gifts back

Karik:
Thằng kia, ra đường là đại gia
That dude, out on the street he's a bigshot
Về nhà, sung sướng làm đại ca
Back home, content to be a bigshot
Quen em, tiền bạc xài thả ga
Met you, cash money he threw it around
Nhưng chia tay lại tới nhà đòi lại quà
But breaking up, he came to your house to ask for the gifts back
Anh không như thế không nhiều tiền
I'm not like that, not much money
Đồ anh xài mua ở chợ Kim Biên
The stuff I get I buy at Kim Biên market
Nhưng cam kết nhà có xe đạp riêng
But I pledge that my house has its own bicycle
Lỡ chia tay anh sẽ không làm phiền
Should we break up I won't bother you
Anh biết anh không được đẹp nhưng anh không vô duyên
I know I'm not much to look at, but I'm not without charm
Tài chém gió anh có nhưng mà anh không thuộc dạng bị điên
Skilled at shooting the breeze I am, but I'm not the crazy type
Trừ quà cáp được tính bằng hiện kim
Beside the gifts counted in cold hard cash
Còn lại anh hứa gì là anh sẽ tặng liền
Anything else I promise I'll give you right away
Boy nhà nghèo là boy nhà nghèo không ai thích vì chê quà bèo
Poor house boy's a poor house boy, no one likes him because they put down his lame gifts
Boy nhà nghèo là boy nhà nghèo vì boy nghèo nên không ai theo
Poor house boy's a poor house boy, cause he's poor boy no one goes with him

[ĐK]

OnlyC:
Khi yêu nhau anh quan trọng lời nói đã nói lúc trước khi yêu ai sẽ không hai lời "dối trá" (oh baby baby)
When we're in love I'll give importance to what I say, before I've loved someone I'll not be the word "dishonest" (oh baby baby)
Bao năm trôi qua và tình yêu anh trao cho em không phôi pha em hãy lắng nghe anh mà
So many years pass and the love I give you won't fade, listen to what I say and...

[ĐK]

Karik:
Anh không đòi lại đâu!
I'd never ask for it back!
Anh tặng quà anh không đòi lại đâu!
I give something I'd never ask for it back!
Anh hứa là anh không đòi lại đâu!
I promise I'd never ask for it back!
Vì anh giàu anh sẽ đòi lại sao?
'Cause I'm rich why would I ask for it back?




Tháng 12 vừa rồi bài ca "Anh không đòi quà" làm mưa làm gió ở Việt Nam.  Phải nói là cả bài ca và phim MV làm theo bài ca rất được dư luận chú ý đến.  Riêng bài ca này xuất hiện trên Youtube này 22 tháng 11 2013, tiếp theo bản video ở trên được đăng ngày 2 tháng 12 2013.  Rồi từ 5 tháng 12 2013 có một lượt video phiên bản địa phương tiếp theo nữa.  Hình như dân của các tỉnh và thành phố thi đùa tự thực hiện một video riêng.

Điều này chứng minh cái gì?  Tôi nghĩ rằng giai điệu, lời ca và hình ảnh gây của ca khúc và video này ấn tượng với giới trẻ Việt Nam.  Có cái gì nào đó hay ho mà nhiều người muốn tham gia.  Còn một điều tất nhiên nữa là dân Việt như dân khắp thế giới hiện đại này thích bị sửng sốt.  Báo giới và các chuyên gia văn hóa cho rằng hiện tượng này (như nhiều hiện tượng của giới trẻ khác) là "phản cảm."

Theo Từ điện tiếng Việt (Trung Tâm Từ Điển Học, 2007) nghĩa của phản cảm là "gây ra phản ứng tiêu cực, làm cho cảm thấy bực mình, khó chịu [thường nói về người thưởng thực nghệ thuật]." Vậy những cái bị gọi là phản cảm cũng thuộc vào lĩnh vực văn nghệ.  Song tôi nghĩ rằng các video này cũng có thể miêu tả với tính từ "khêu gợi" ("làm dậy lên những ham muốn, thường là ham ham muốn xác thịt").  Một tính từ nữa miêu tả các video là "gợi cảm" ("có tác dụng gợi tình cảm, làm rung động lòng người").  Tra cứu Google Images thì các hình ảnh "phản cảm" và "gợi cảm" không khác nhau mấy.  Cả hai chủ yếu là gái trẻ ăn mặc hở.  Có lẽ các hình ảnh "gợi cảm" được lịch sự hơn một chút, nhưng hai cả bộ hình ảnh đều được khêu gợi.

Thực ra chữ "phản cảm" gốc tiếng Trung Quốc - 反感 có nghĩa là thấy phẫn nộ, ác cảm.  Tôi không biết về nguồn gốc của chữ này, nhưng tôi mới thấy chữ tiếng Việt "phản cảm" được phổ thông từ cuối thập niên 1990.

Nhạc và nhịp của "Anh không đòi quà" từa tựa vào một ca khúc Nam Triều Tiên - "My Love" của 이승철 (Lee Seung Chul).  Còn cuộn video của "Anh không đòi quà" cũng từa tựa vào video của một ca khúc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là "爱上你好姑娘" (Ái thượng nễ hảo cô nương) của Sun Hui / 孙辉.  Lời ca và rap của bản "Anh không đòi quà" thì chắc được tự sáng tác.

"My Love" của 이승철

"爱上你好姑娘" của 孙辉

Tôi không thích cách cái chữ "đạo" thành động từ trong từ vững tiếng Việt.  Theo Từ điển tiếng Việt thì nghĩa của động từ này là "lấy, hoặc căn bản lấy sáng tác của người khác làm thành của mình." Chữ 導 thực sự có nghĩa như đưa đường, chỉ dẫn, thông suốt, không bị ngăn cản.  Như khi François viết về tính "hiệu quả" (efficacité) của văn minh Trung Hoa ông nhận xét là "một sự khai thác (lợi dụng tiềm thế được bao hàm trong một tình thế nhất định)" [tr. 60].  Còn ông viết về "hiệu quả bằng sự thích ứng" [84] và "hiệu quả thực sự thì không ngừng ngẫu hứng, nó không bị sa lầy trong một đường nét nào, nó chẳng cần phải nhấn mạnh" [180 - xem Bàn về tính hiệu quả: Trên cơ sở những tư tưởng của Lão Tử về chiến tranh, quyền lực và lời nói của François Jullien; Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu (NXB Đà Nẵng, 2002).]

Vậy êkíp thực hiện ca khúc và video ở trên đã ghép một ca khúc Đại Hàn với một video Tàu thành một kết quả thú vị hơn. Còn cộng thêm với các phiên bản thì kết quả thì càng thú vị bao nhiêu.  Đúng là họ "căn bản lấy sáng tác của người khác" nhưng họ làm việc đó một cách rất là phương đông.  Jullien phân biệt đông - tây như sau: "Về phía Trung Hoa [cổ], tất cả dẫn đến kết luận: tán tụng "sự dễ dãi". Còn phía châu Âu, cái được làm nổi bật lại là cái khó, hiệu quả được chờ đợi là tùy theo sự khó khăn phải đương đầu" [258].  Đây cũng như Claude Lévi-Strauss phân biệt người bricoleur [hí hoáy sửa chữa] với ingénieur [kỹ sư].

Dù âm sắc của bài "My Love" được giữ, êkíp Việt làm một nhịp điệu nhanh hơn và chỉ lấy vài nét của giai điệu.  Một ca khúc trữ tình thành một ca khúc nửa disco nửa hành khúc.  Phong cách hát của Lee Seung Chul rất ngâm nga và mềm.  Only C hát nhịp nhàng hơn.  Điệp khúc thì có "hook" (nét quyến rũ) nhiều hơn.  Còn bổ thêm các đoàn rap làm cho ca khúc này thành hóm hỉnh và vui thích hơn.

Một điều nữa là nhạc kiểu này ăn khớp với nội dung video này  nhiều hơn.  Nhịp điệu của ca khúc phải theo nhịp bước nhanh của cô gái trong phim.  Đây là một bước đi tức giận, phản cảm (theo nghĩa Trung Quốc ở trên, chứ phải nghĩa Việt Nam) và cũng là một kiểu đi của người mẫu trên sàn lối hẹp catwalk với khuôn mặt dửng dưng.  Còn trong cái video "爱上你好姑娘" (Ái thượng nễ hảo cô nương) chàng trai với xe đạp mới xuất hiện ở cuối bài.  Vai này được Karik đóng tích cực tham gia video tiếng Việt.  Phong cảnh của video Tàu là thành phố màu xám, mặt trời lạnh nghiêng nghiêng, còn với video Việt thì cảnh là ánh nắng và màu xanh nhiệt đới - xem dễ chịu hơn.

Nhân vật của Only C (phát âm Ôn Lì xi?) đóng vai chàng trai bình thường chân thật, thẳng thắn.  Còn Karik là "trickster" - kẻ bịp bợm - nhưng "không vô duyên."  Trong rap giới có vẻ như Karik (phát âm Ca rích) làm như một hype man - người thổi phồng - như Flavor Flav của nhóm Public Enemy chẳng hạn.  Còn Amanda Baby (phát âm A màn đa Bề bi) với tóc bồng bềnh huyền bi gây ấn tượng hơn cô gái trong cái video Tàu.

Theo bằng chứng của lời ca và video này thì người phụ nữ được chàng trai đại gia "bao" - là gái bao.  Đại gia thì tha hồ ném tiền một cách hoang toàng - nhưng chắc là tiền bố mẹ cho ("nhà giàu tiền tiêu thả ga, xây riêng hồ bơi để nuôi cá").  Trả tiền mua đồ đắt cho bạn gái thì chắc không thấy tiếc.  Nhưng mua đồ thì có điều kiện được nói đến hay không được nói đến - "tặng em rồi sai khiến."  Chắc bao được gái chứng thế lực của đại gia.  Đi tay trong tay gái xinh, ăn mặc xịn thì rất được sĩ diện.  Nhưng cô ấy thì thành đồ vật.  Còn con người thế nào nhận quà của người coi mình như đồ vật?

Từ lúc bảo "trả thì trả" thì cô ấy lên đường giải thoát.  Cô ấy dần dần từ bỏ của cải trần tục đến lúc ở trần.  Cởi và quăng đồ mà người từng "sai khiến" mình, thì cô ấy được tẩy trần lột da.  Các chiếc xe đạp hiện nay đã thành tiêu biểu cho sự thanh bạch.  Có phải lúc lên xe đạp cô ấy được lột xác nữa?  Tôi nghĩ chắc là không, nhưng vì đây là điều tưởng tượng thì ai mà biết.

Tất nhiên cảnh các cô đẹp (lượt các cô đẹp) cởi quần áo làm thiên hạ sửng sốt nhất.  Đứng trần trụi trước mắt quần chứng thì sẽ bị coi như ở vị trí dễ bị tổn thương. Song sức khêu gợi của thân thể phụ nữ trẻ và đẹp cũng rất dễ gây cho đàn ông thấy bối hối vì bản năng can bản bị tấn công.  Đàn ông sợ phụ nữ trần trụi vì biết khi đứng trước sức quyến rũ của các cô ấy sẽ thấy khó từ điều khiển được mình.  Như vậy chế độ gia trưởng bắt phụ nữ phải phủ kín thân thể mình.  Vậy lúc cởi quần áo, cô Amanda Baby và các cô khác vừa ở chỗ yếu vừa được một năng lực bí ẩn và ghê gớm.

Tóm lại, "Anh không đòi quà" là một tác phẩm tập thể từ nhiều nguồn - Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Quốc.  Only C, Karik và êkíp thực hiện video này bổ thêm nhiều nét làm cho các yếu tố "ngoài quốc" được thêm hay.  Nhưng sự tham gia của quần chúng trẻ mà thực hiện các video "chế" là điều nổi bật nhất.  Tôi thấy chưa chắc chắn về thông điệp của ca khúc và video này, nhưng có một thành phần xã hội nào đó thấy đồng cảm với thông điệp ấy.  Thông điệp ấy phải thuộc về sự cạnh tranh của tiền với tình trong lương tâm xã hội Việt Nam.  Có lẽ tiền được ưu thế hiện nay, nhưng đây không có ý nghĩa rằng tình không có biết láu cá để gây trở lực cho tiền.

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Sắc dục phủ đời trai
Tiền bạc che mắt gái
Một bài phân tích hay!!! :D

Nặc danh nói...

Bài này lấy cảm hứng từ clip của một cô gái post trên fb tố cáo bạn trai cũ "đại gia" cho người đến nhà đòi lại tặng phẩm, rồi lại còn được bố mẹ cô cho thêm tiền hoa quả. Clip này thành viral gây chấn động cư dân mạng thời gian đó.