26 tháng 12, 2013

Buddy Rich đến Sài Gòn năm 1961

Buddy Rich đến Sài Gòn tháng 11 năm 1961 với đoàn của hề / MC Joey Adams tổ chức.  Hồi ký của Adams trích bài báo này của Times of Vietnam (3 tháng 11 1961) viết về buổi biểu diễn ở rạp Hưng Đạo:
Buddy Rich, world famous drummer, dominated the show with skill, the equal of which has never been seen here before... Buddy Rich, một tay đánh trống danh tiếng nhất toàn cầu, vượt cao hơn cả chương trình, chưa thấy ai tài giỏi hơn ông ở đây bao giờ... [On The Road for Uncle Sam (Bernard Geis Associations, 1963]
Ảnh này chụp tại sân bay Tân Sơn Nhứt. Người thứ 4 từ phía trai là Trần Văn Trạch, tiếp theo là Joey Adams và Thanh Nga.  Có lẽ Huỳnh Anh là người thứ ba.  Hai người da đen chắc là thành viên của Four Step Brothers (nhóm nhảy claquette) đến với đoàn này. Nguồn ảnh: Joey Adams, On the Road for Uncle Sam.  Buddy Rich không có mặt ở đây, chắc bởi vì có mâu thuẫn với chủ nhóm Joey Adams.

Theo bài của Bồ Giang Công Tử:
Sọan giả Nguyễn Phương nhắc đến một thành tích lẫy lừng của tay trống Huỳnh Anh, mà có lẽ anh cũng không chú tâm đến nhiều vì không mấy khi nghe anh nhắc đến, đó là cuộc "đọ trống" giữa tay trống số một của Mỹ thời bấy giờ là Buddy Rich và tay trống Huỳnh Anh của Việt Nam tại rạp Hưng Đạo vào năm 1961. Sọan giả Nguyễn Phương cho đây là một biến cố quan trọng của nền âm nhạc Việt Nam, vì tay trống Buddy Rich quả thật lừng danh thế giới như người viết đã tìm tòi trong "Net" và lấy ra hình Buddy Rich để ghép chung với hình "gã giang hồ" Huỳnh Anh, tay micro, tay rượu, lãng đãng hát trong đêm Văn Nghệ tại Nhược Gia Trang để in trong bài này.

Đơn chương trình của Joey Adams với Buddy Rich Sextet trong lượt lưu diễn Viễn Đông 1961 - Buddy Rich ở trên, Joey Adams ở vòng giữa, và The Four Step Brothers ở dưới - cuộc lưu diễn Viễn Đông - nguồn: Worthpoint

Dàn nhạc của Buddy Rich Sextet biểu diễn ở Việt Nam gồm Buddy Rich (trống), Rolf Ericson (kèn trumpet), Sam Most (sáo flute), Mike Mainieri (đàn vibraphone), Johnny Morris  (dương cầm) và Wyatt Ruther (đại hồ cầm).


Hình như Buddy Rich là người đứng ở giữa cạnh Barry Zorian (bên phải), lúc tới Ấn Độ.  Ảnh này chụp 7 tháng 11 1961 ngay sau khi ra Việt Nam - nguồn: "Opening Joey Adams Show," Barry and Martha Zorian Collection, Vietnam Center and Archive.

Buddy Rich có tiếng là người nóng tính.  Dưới đây là  cuộc đối thoại giữa đại biểu John J. Rooney của New York và ông Isenbergh của Bộ Ngoại Giáo (trích từ Congressional Record [Văn kiện Quốc hội] - House - 20 tháng 7 1962, tr. 14356).
Mr. Rooney - ... was it reported that in the final minutes of the troupe's stay there in Saigon, and just prior to departure for Bangkok en route to Bangalore, the much-heralded feud between Adams and Buddy Rich broke out into a near fist fight at the airport?
Mr. Isenbergh - This was reported.
Mr. Rooney - And was it reported that the immediate trigger this time, though by no means the root of the trouble, was the unpaid hotel bills run up by three members of Rich's band?
Mr. Isenbergh - This was reported.

Ông Rooney - ... có phải đã có báo cáo rằng trong những phút cuối của chuyến đoàn ở Sài Gòn, và ngay trước khi cắt cánh đi Băng Cốc trên đường đi Bangalore (Ấn độ), cái mối thù công khai giữa Adams và Buddy Rich vỡ ra thành gần như sắp đấm nhau ở sân bay?
Ông Isenbergh - Đã được báo cáo như thế.
Ông Rooney - Còn có phải đã có báo cáo rằng hành động lập tức lúc bấy giờ, dù đâu phải là cớ căn bản của vấn đề, là các đơn không trả của ba thành viên dàn nhạc Rich?
Ông Isenbergh - Đã được báo cáo như thế.
Câu chuyện của hơn 50 năm trước thuộc về chủ đề âm mưu truyền bá văn hóa sa đọa đồi trụy của đế quốc Mỹ.  Thật như vậy.  Bộ Ngoại Giáo Mỹ trả không biết bao nhiêu trăm nghìn đô la để gửi đoàn của Joey Adams đi các nước châu Á để giới thiệu văn hóa Mỹ với các nước để cạnh tranh với ảnh hưởng của cộng sản chủ nghĩa.  Quốc Hội Mỹ thắc mắc vì cho là số tiền trả nhiều, nhưng kết quả thì ít.  Còn Adams và bà vợ của Adams rất vụng về xúc phạm đến phong tục và lẽ phép của nhiều nước vì họ chưa được hiểu về văn hóa của các xứ lạ.  Còn có vấn đề nữa là Adams không phải là diễn viên xuất sắc và chỉ chọn riêng một nghệ sĩ xuất sắc đi cùng là Buddy Rich cùng một số người khác không tiếng tăm.  Nhóm The Four Step Brothers cũng hay, nhưng không nổi tiếng lắm.

Việc Bộ Ngoại Giáo gửi Buddy Rich đến Việt Nam cũng tốt cho Việt Nam.  Nhạc jazz là một nghệ thuật rất tiêu biểu và đặc trưng của nước Mỹ đã bị cấm ở miền bắc Việt Nam và một số nước cộng sản khác.  Một người nhạc sĩ thành công người Việt như Huỳnh Anh đã được trao đổi với một người cùng nghề phải nói là số một thế giới như Buddy Rich.  Thế là kết quả tốt đẹp.

Nhạc của dàn nhạc Buddy Rich Sextet thu trong giai đoạn ấy là tác phẩm "Blowin' the Blues Away."


Nhóm The Four Step Brothers nhảy trên truyền hình năm 1956.

Joey Adams làm MC trên chương trình truyền hình Rate Your Mate (Hãy đánh giá bạn đời của bạn).

Không có nhận xét nào: