6 tháng 9, 2013

Hòa nhạc giao hưởng năm 1965

nguồn: Thủ đô Hà Nội 20 tháng 1 1965, tr. 3

Đêm 22, 23, 24-1-1965
Tại Nhà hát thành phố Hà-nội
Hòa nhạc giao hưởng

-- Giao hưởng số 6 (giao hưởng Đồng nội)
của L. V. Bết-tô-ven
-- Công-xéc-tô cung Rê trưởng cho đàn vi-ô-lông
của L. V. Bết-tô-ven
-- Bản giao hưởng nhỏ của P. Tinman
-- Lửa cách mạng (thơ giao hưởng)
của Trần Ngọc Xương

chỉ huy: Véc-nơ Sơ-ni-gơ
Giảm đốc kiêm chỉ huy của Nhà hát giao hưởng
quốc gia tại Svê-rinh nước Cộng hòa dân chủ Đức
Độc tấu vi-ô-lông: Tạ Bôn
Vé bán trước tại Nhà hát thành phố, Nhà hát nhân dân


Véc-nơ Sơ-ni-gơ tức là Werner Schöniger từng là nhạc trưởng của nhiều dàn nhạc địa phương ở Đông Đức như Staatlichen Sinfonieorchesters Zwickau, Staatlichen Sinfonieorchesters Schwerin, Volkstheater Halberstadt.  Vậy, ông không nổi tiếng lắm nhưng ông là một nhà chỉ huy giao hưởng rất chuyên môn thành thạo.  Tôi nghĩ rằng chắc P. Tinman là Johannes Paul Thilman, một nhạc sĩ sáng tác Đông Đức quê là Dresden.  Tác phẩm được biểu diến tại nhà hát thành phố Hà nội là Kleine Sinfonie Nr. 1 G trưởng, Op.56 no.2 (1951).


nguồn: Thủ đô Hà Nội 27 tháng 3 1965, tr. 3   

Đêm 26, 27, 29 tháng 3 năm 1965
Tại nhà hát thành phố Hà Nội
Hoà nhạc giao hưởng:

1 - Bản giao hưởng số 5
của P.I. Trai-kóp-sky
2 - Bản giao hưởng số 1
của Hoàng Việt

Nhà hát Giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch

trình diễn với sự chỉ huy của
Ly Hiong Un [Ly Hyun Il - 이현일]

Nghệ sĩ công huấn, chỉ huy âm nhạc
của Nhà hát quốc gia Triều-tiên

Lĩnh xướng giọng nam cao: Quốc Hương
Lĩnh xướng giọng nữ cao: Ngọc Dậu

Vé đã bán tại Nhà hát thành phố


Hình như nhu cầu tối thiểu của một đất nước văn minh thời đại mới (tức là thực dân và hậu thực dân) là phải thành lập một dàn nhạc giao hưởng.  Việc làm hai chương trình Hoà Nhạc Giao Hưởng này năm 1965 tôi thấy rất đáng khen, nhất là vì biết nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lúc bấy giờ đang thiếu thốn về vật chất.  Lúc đó nhiệm vụ thiết yếu nhất là "xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn."  Như vậy thì việc biểu diễn Beethoven và Tchaikovsky cũng là phải xếp vào các việc "xây dựng chủ nghĩa xã hội" và "đấu tranh."

Một cách xây dựng / đấu tranh là Việt Nam vươn lên biểu diễn các tác phẩm thuần tuý Việt Nam bên cạnh cách tác phẩm kiệt tác.  Như vậy thì thính giả được nghe Lửa cách mạng của Trần Ngọc Xương và Bản giao hưởng số 1 của Hoàng Việt.  Tôi thấy tiếc rằng tôi chưa bao giờ nghe được hai tác phẩm ấy.

Tôi biết ít lắm về Ly Hyun Il / 이현일 - chỉ biết ông là chuyên viên Bắc Triều Tiên và các nhạc sĩ Bắc Triều Tiên có trình độ cao về nhạc cổ điển tây phương.

Không có nhận xét nào: