22 tháng 5, 2013

Nặng tính trang sức mà thiếu sức sống

Nghê thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ. Phải tôn trọng những phép tắc xưa, cho nên nhà nghề tài giỏi mấy cũng chỉ phỏng lại những hình thức có sẵn cho khéo, chứ không được theo tự ý mà sáng kiến những cách thức mới.

Nhà nghệ thuật Việt Nam không phải là ng­ười biểu diễn ý chí tâm tình của mình, cũng không phải là ng­ười quan sát và biểu hiện tự nhiên, mà chỉ là ngư­ời giỏi bắt ch­ước những kiểu mẫu sẵn. Có muốn hơn ng­ười thì họ chỉ cốt ra tay cho khéo, chỉ cốt làm cho thật tỉ mỉ thật tinh tế, thật dụng công, chỉ cốt xếp đặt các bộ phận cho xinh xắn lộng lẫy. Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam là tính trang sức. Nó thiếu hẳn hoạt khí, vì cách biến hóa tuy lưu động mà ở trong phạm vi hình thức, cách phối hợp tuy phiền phức mà ở trong phạm vi thái độ chế kiểu.

Bởi thế mà nghệ thuật Việt Nam tuy có tính chất lư­u động và phiền phức, như­ng thiếu hẳn hoạt khí, cách biến hoá chỉ ở trong phạm vi hình thức.

The arts of Vietnam have tightly cleaved to old ways.  Having to respect the regulations of old, artists of any amount of talent are only able to cleverly imitate available forms and are unable to follow their own ideas and create new forms.

Vietnamese artists are not people who display their will and sentiment and are also not people who observe and express themselves naturally but are only skilled at imitating available models.  Should they want to outdo somebody, they are only interested in manipulating things skillfully, interested in working very meticulously, delicately and painstakingly, only interested in arranging each part with an attractive splendor.  The special characteristic of Vietnamese artists is adornment.  They lack vitality because, although their manner of evolution may be fluent in form, its coordination may be intricate within an attitude of replication.

Because of that the Vietnamese arts, though fluent and intricate, entirely lack vitality, and evolve only in their forms.


nguồn: Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, 1938.

trích từ - http://vuongtrinhan.blogspot.com/2012/09/thi-hieu-nho-mon-va-chat-bi-thuong-sau.html

Một thiếu xót lớn của các nhà nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ ở Việt Nam là họ không phân tích tác phẩm nào để làm bằng chứng cho lý thuyết họ.  Họ viết những ý khá hợp lý và rất dễ đồng ý nhưng không trích thí dụ nào để người đọc phân tích và đánh giá ý kiện của họ.  Tất nhiên là "nhà nghệ thuật" Việt Nam "không tự ý mà sáng kiến những cách thức mới."  Là nhà phê bình thì cứ phải phê bình.  Nhưng ý đó căn cứ vào cái gì?  Trong văn chương của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương chẳng hạn?  Hay trong các tác phẩm của những người hiện đại lúc bấy giờ như Tản Đà, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí, Trần Phềnh, Nguyễn Đình Nghị, Năm Châu, Vi Huyền Đắc, v.v.?

Tại sao các nhà nghệ thuật bắt phải "sáng kiến những cách thức mới" và không nên "bắt ch­ước những kiểu mẫu sẵn"?  Tôi nghĩ rằng đại đa số các người thưởng thức nghệ thuật chỉ thích các tác phẩm với các hình thức quen biết.  Nếu họ có khả năng để hiểu thấu "chất lưu động và phiền phức" của các tác phẩm ấy và tìm đến những chi tiết tinh tế để thưởng thức thì tốt lắm rồi.

Tôi nghĩ rằng một người Việt viết về văn hóa 30 năm trước ông Đào Duy Anh sẽ thấy những tác phẩm "theo lề lối cổ" rất đáng khen và mẫu mực.  Tôi cũng e rằng Đào Duy Anh kết luận như vậy nhờ ông có học theo những sách tiếng Pháp về văn hóa và thẩm mỹ.  Ông muốn Việt Nam được vươn lên, vậy Việt Nam phải theo tiêu chuẩn quốc tế để được đánh giá thế nào là một tác phẩm đích thực.  Và các nghệ sĩ Việt Nam không nên theo khuôn khổ cổ mà phải tìm đến cái độc đáo và cái mới mẻ.  Nếu làm nhạc thì nên làm nhạc cổ điển tây phương, làm hội họa thì phải làm tranh sơn dầu.  Về sân khấu thì phải có kịch nói hay phim.  Nếu muốn múa thì phải học ballet.  Nếu cứ làm nghệ thuật truyền thống thì phải "cải cách."  Các đàn dân tộc phải được cải tiến, các làn điệu dân ca phải được cải biên, v.v.

Song nghĩ về văn hóa toàn cầu, thì đại đa số người không có học thức mấy.  Khi họ nghĩ đến "nhu cầu tinh thần" của mình - họ muốn được giải trí là chủ yếu.  Làm việc, cạnh tranh suốt cả ngày, vậy đầu óc của họ chỉ cần nghỉ ngơi.  Tôi nghĩ là cái vấn đề không phải là hình thức nhưng là mức đáp ứng nhu cầu tinh thần và giải trí của người thưởng thức.

Không có nhận xét nào: