30 tháng 1, 2013

Phạm Duy: Giấc mơ hòa hợp chưa thành - Jason Gibbs


"Mày phải bỏ cái tính "chơi" của mày đi."
Phạm Duy kể lại những lời này của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát nói với ông năm 1950 lúc ông lên Việt Bắc tham dự Đại hội Văn nghệ Nhân dân.  Điều may cho chúng ta, những người yêu nhạc Việt, là Phạm Duy đã biết rằng mình không thể nào bỏ "tính chơi" ấy.  Lãnh đạo văn nghệ của Việt Minh đã nhận ra tài năng của ông và muốn khai thác tài năng ấy.  Họ ưu đãi Phạm Duy cho kết nạp Đảng, làm đại diện  liên hoan ở nước ngoài, được thưởng huân chương và thành một cán bộ văn nghệ đàng hoàng.  Lúc ấy Phạm Duy đang ăn lương của Việt Minh.  Ông đã lưu diễn và đi thực tế nữa để sáng tác những tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc kháng chiến ấy.  Song, mặc dù ông thuộc vao cơ chế, Phạm Duy có ca một tính độc lập.

Còn tính chơi ấy có thật.  Lãnh đạo bảo phải "khai tử" một bài ca "chơi"  noi về một cuộc tình là "Bên cầu biên giới" nhưng Phạm Duy thấy khó chịu và không chấp nhận.  Tất nhiên chỉ nói đến "tính chơi" không thể nào đủ và xứng đáng khi nghĩ đế ông. Ông tôn trọng nghệ thuật của mình, tôn trọng dân Việt Nam và nhân loại nữa.  Tôi nghĩ như thế thực sụ phải gọi là tính nghiêm túc.

Lúc bấy giờ mọi người ở vùng kháng chiến đều biết đến ca khúc của Phạm Duy.  Đây là bởi vì các bài ca của ông viết hay và kịp thời, và còn nữa vì ông là một diễn viên rất hấp dẫn đi lưu diễn khắp miền Bắc. Dù không mở lớp, Phạm Duy đã thành một thầy giáo dạy môn sáng tác cho bao nhiêu thanh niên thời kháng chiến (và các thế hệ sau).  Chính Phạm Duy tìm cách khai thác kho nhạc dân gian làm cho nền nhạc kháng chiến được có "tính dân tộc" theo chủ trương của lãnh đạo văn nghệ.  Cùng thời với Phạm Duy đa số nhạc sĩ Việt chỉ viết hành khúc, hay ca khúc nửa cổ điển.  Tôi nghĩ rằng Phạm Duy dễ gần với nhạc dân gian vì ông dễ hòa với dân, và vì ông có sức quan sát rất tinh vị.  Hồi đó, ông chưa thực sự nghiên cứu nhưng được thâm nhập văn hóa dân gian một cách rất tự nhiên.

Chắc vì biết mình có tiếng ham chơi nên ông nhận đi một chuyến đi mạo hiểm vào miền Trung Bắc, khu mà Pháp từng gọi là "la rue sans joie."  Điều lạ là người "chịu chơi" này (tôi nói đùa vì biết Phạm Duy không bia rượu chè) sắp lấy vợ nhưng hoãn lại đám cưới của mình để đi thực tế.  Trong Hồi ký Phạm Duy cũng nói rằng ông đã muốn chứng tỏ sự "can đảm" và "vinh dự" của mình cho người vợ tương lai.    

Trong vùng miền Trung ấy, Pháp đàn áp quân và dân rất khốc liệt.  Hiện nay quả đất này vẫn còn nhiều chiến tranh, nhưng cũng có phóng viên đến, ghi và phát hành sự tàn ác của chiến tranh và đau khổ của dân thường trước lương tâm của dân khắp thế giới.  Nhung trong cuộc chiến chống Pháp không có phóng viên nào vào chiến khu  để kể đến nỗi đau khổ ấy.  Chỉ có nghệ sĩ với cây đàn.

Nhắc đến chuyến đi này Phạm Duy mô tả một cảnh tuong "không một bóng trai."  Bài ca "Mười hai lời ru" vẽ hình ảnh thành quả là các mẹ ôm các con trai bị giết trong lòng.  Lúc bấy giờ chính sách văn hóa của Việt Minh là chủ nghĩa thực tế xã hội.  Nghĩa là phản ánh thực tế nhưng tô điểm thêm để làm thông điệp theo nhu cầu thời đại. Nhạc Phạm Duy không son phấn. Ông soạn những lời mộc mạc để diễn tả hành động của một "Bà mẹ Gio Linh."

Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu
Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu
Bài ca này có quân thù nhưng không có hận thù - và không có lời chiến đấu và căm hờn nữa.  Phạm Duy viết về cử chỉ nhân đạo và dũng cảm của bà mẹ này. Tác dụng của lời ca cảm động này quá mãnh liệt và gây được ấn tượng sâu sắc đến bây giờ.  Tôi đã nói về bài hát này với một người ái mộ nhạc Phạm Duy mà cũng đã theo Việt Minh đến cùng.  Ông ấy nói "ai nghe cũng phải khóc."

Nhưng đây không phải là giọt lệ đầu hàng mà là giọt lệ đồng cảm và thúc đẩy.  Trong Hồi ký Phạm Duy viết rằng bài ca "Bà mẹ Gio Linh" "bị phê bình là tiêu cực."  Nhưng ông cũng bị phê bình nữa khi về thành (dinh tê) và đặt lời ca mới với chủ đề "Bà mẹ nuôi."  Ông bảo với tôi là lúc về thành nếu hát lời ca nguyên bảnông sẽ bị bắt đi tù.  Ông tự hào với giai điệu của mình phản ánh nhạc miền Trung và đặt lời mới vì rất thích giai điệu ấy. Còn bài ca ấy phản ánh thời vẻ vang nhất của ông.

"Bà mẹ Gio Linh" là một trong những tác phẩm sớm nhất của ông được cấp phép phổ biên ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 21 tháng 7 2005 theo Quyết định 47 của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn.  Có người ở hải ngoại phê bình Phạm Duy vì ông về quê ở.  Song Phạm Duy, dù yêu hòa bình, đã về Việt Nam để tranh đấu - tranh đấu cho sự nghiệp của mình.

Gặp ông ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2009 tôi không thể nào quên Phạm Duy tâm sự với tôi bằng tiếng Anh - "How I suffer!" (Tôi đau khổ biết bao!).  Được về quê là một niềm hạnh phúc, nhưng ông cũng phải xa cháu chắt yêu quý của ông, không được hưởng niềm an ủi của tổ ấm gia đình ở Thị Trường Giữa Đàng.  Ông hiến thân cho các con tinh thần của mình.
Trước khi qua đời thông tin tức mới nhất về Phạm Duy được đăng là bài "Cấp phép thêm 8 ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy" trên báo Người Lao Động ngày 16 tháng 1 2013. Tin đáng mừng là tám trong mười bài Đạo Ca của ông được biểu diễn trong nước Việt.  Phạm Duy phát biểu trong bài báo rằng đây "là những ca khúc nói về đạo làm người, về tình thương, lòng nhân ái và sự tu tâm dưỡng tính." Điều đáng buồn là chưa có quyết định nào về hai bài Đạo ca bỏ sót lại là "Quan Thế Âm" và "Một cành mai."

Một bạn của Phạm Duy là Phạm Thiên Thư soạn lời ca cho bài "Một cành mai" nói về Nhất Chí Mai (tức Phan Thị Mai).  Nhất Chí Mai là một trong những đệ tử ban đầu của Dòng tu Tiếp Hiện của Thích Nhất Hạnh sáng lập.  Là tín đồ của Phật giáo nhập giới, cô theo gương mẫu của người Mỹ phái Quaker Norman Morrison và tự thiêu để đòi hòa bình. "Sống mình không thể nói / Chết mới được ra lời!" là lời di chúc của cô.

Phạm Thiên Thư soạn lời ca cho Phạm Duy viết và bài ca này về sự bắt nguồn của tàn phá trong chiến tranh là nằm ở trong thái độ mỗi chúng ta.

Ôi máu đã thành sông, xương người đã thành non
Hận thù như trời bể, hờn căm vẫn còn nghe.

Loài người chỉ tìm được ân tình và hòa bình khi không còn "hận thù" và "hờn căm" với nhau.  Như thế thật sự là "đạo làm người."  Hai ông sử dụng đến ngôn ngữ và hòa âm với ý giúp người được hòa với người.

Đền nhau chỉ có chút lệ thôi!
Có lẽ tác phẩm kiệt tác của Phạm Duy là bản cantata (trường ca) Con Đường Cái Quan.  Một kỷ niệm khó quên là lúc cách đây hơn 15 năm tôi được xem các sinh viên của University of California at Berkeley Vietnamese Student Association (Hội Sinh Viên Việt Nam Đại Hộc California tại Berkeley) làm một Chương trình Văn nghệ theo tác phẩm này.  Đại hộc California tại Berkeley là một trong những trường đại học uy tín nhất trên thế giới.  Các sinh viên trường này rất giỏi, nhưng tất nhiên các sinh viên gốc Việt được "Mỹ hóa" khá nhiều rồi.  Họ (các diễn viên và tổ chức chương trình ấy) chắc đã thành những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp trong xã hội Mỹ.  Họ làm các chương trình này để tỏ sự tự hào về quê mình và văn hóa mình, và để chia sẻ với các bạn hữu, nhất là bạn hữu người Mỹ chính gốc.

Con Đường Cái Quan là một tác phẩm rất xứng đáng cho chương trình của các sinh viên Mỹ gốc Việt.  Các sinh viên toàn là tài tử lên sân khấu với sự giúp đỡ của một vài nghệ sĩ cổ nhạc từ San Jose ra.  Qua các tiết mục của tác phẩm này họ được hiểu biết đến từng miền quê, đến phong tục tap quan, cách nói, âm nhạc của các miền.  Phạm Duy viết tác phẩm này lúc mà người Việt chưa được sống chung với nhau trong hòa bình.  Ý chính của Phạm Duy lúc viết Con Đường Cái Quan là tìm cách để làng quê của ông được thống nhất trong âm thanh và hòa âm mặc dù hòa bình chưa được đến.

Hòa bình đến cũng đã khá lâu rồi, nhưng chưa chắc hận thù và căm hờn đã hết.  Con Đường Cái Quan đã được cấp phép được phổ biên ở xứ Việt theo Quyết định số 8 ngày 21 tháng 11 2005 (tất nhiên tác phẩm này đã được hát thoải mái ở không biết mấy chục nước khác rồi).  Rồi tác phẩm này bị rút phép vài tháng sau với Quyết định số 35 ngày 8 tháng 5 năm 2006.  Đã có những người với tấm hiểu biết sâu rộng về lịch sử và văn hóa Việt Nam như các giáo sư Trần Văn Khê và Dương Trung Quốc viết thư cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch xin kiệt tác của Phạm Duy được đến với quần chúng trên quê hương là nơi chôn rau cắt rôn của tác giả.  Tôi thì đề nghị Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch làm một chương trình truyền hình Con Đường Âm Nhạc để tưởng niệm Phạm Duy và biểu diễn toàn bộ tác phẩm này.

Ở trên đây tôi đã viết nhiều đến một Phạm Duy một nhà sáng tác nghiêm túc và đã sáng tác những tác phẩm đích thực với ý nghĩa sâu xa.  Nhưng tôi cũng nghĩ rằng chúng ta không nên quên "tính chơi" của ông Phạm Duy.  Chắc ông Nguyễn Xuân Khoát muốn nói đến quan hệ Phạm Duy với phái nữ - một mối quan hệ đa dạng đã để lại cho chúng ta vô số những tình khúc sẽ sống mãi với thời gian.

Chữ "chơi" thường có nghĩa như giải trí hay nghỉ ngơi thì cũng dễ bị coi như lười biếng hay vô tích sự.  Phạm Duy lại là một người sống và làm việc hết mình và suốt đời vì nghệ thuật mình.  Song chữ "chơi" cũng kết hợp với sự gần gũi của người với người, với sự vui chung.  Là thêm một kiểu để loài người được hòa hợp với nhau.  Phạm Duy đã sáng tạo hai thể loại nhạc chơi đặc biệt phải gọi là "thí nghiệm" vì hình như chưa được nhiều nhạc sĩ khác khai thác là các Vỉa Hè CaTục Ca.  Việt Nam cần đến những ca khúc như thế vượt qua cái khuôn khổ thiên nhiên - rừng, gió, mưa, sông / mây trôi và không đề cập đến đời thực của các thành phố.  Tất nhiên chắc phải đợi lâu đến khi các Vỉa Hè CaTục Ca được cấp giấy phép ở xứ Việt.  Nhưng ngôn ngữ dung tục của vỉa hè, các hẻm, các ngõ thuộc văn hóa dân gian của thời đại này mà chỉ dược nghe trong những tác phẩm rap hiện nay.  Phạm Duy một lần nữa là kẻ tiền phong mặc kệ các "đạo đức giả."

Phạm Duy sống cuối đời ở Việt Nam để các ca khúc của ông được cấy lại trong đất phù sa nơi quê hương.  Hiện nay, ai sẽ nuôi trồng các ca khúc của ông?  Nhạc của Phạm Duy chủ yếu còn sống và sẽ sống trong trái tim của mọi người yêu nhạc Việt.  Tình yêu đó được chứng minh qua thị trường âm nhạc.  Về nước Phạm Duy làm một việc rất khôn là bán tác phẩm của mình cho một công ty đủ vốn để đầu tư và đấu tranh cho sự nghiệp ông.  Còn các ca sĩ làm một vai trò rất quan trọng để nuôi trồng vườn âm nhạc này lúc nào họ xin phép sử dụng đến các tác phẩm.  Nhưng chính chúng ta cũng phải lên tiếng cho quyền nghe các tác phẩm của Phạm Duy.  Dù đã xa khuất ông để lại một kho tàng âm thanh sẽ lưu lại mãi với chúng ta.

Không có nhận xét nào: