4 tháng 12, 2012

Tượng đài tưởng niệm trận Sông Lô

Sông Lô nhìn từ Tượng Đài chụp cuối tháng 5 2012.
Bờ sông Lô đã có lính Vệ Quốc Quân bắn vào các thuyền ca nô của Pháp.
Tên chính thức của đài tưởng niệm này là Tượng Đài Chiến Thắng Sông Lô.  Theo tôi nghĩ "chiến thắng" là một từ thừa.  Lịch sử Việt Nam chỉ có chiến thắng không có thất bại.  Vậy gọi là Tượng Đài Trận Sông Lô cũng đủ.




Phải nói là các chiến sĩ này được thực hiện một cách khổng lộ.  Vì thấy là một chỗ thiêng liêng tôi không dám đến rất gần các pho tượng. Nhưng dân Mít cứ dám và chụp ảnh đăng trên blog mình (xem ảnh ở dưới):

nguồn hai ảnh ở trên: "Lên tượng đài chiến thắng Sông Lô," Nửa Nhớ Quán blog (6 tháng 5 2012)

Nhưng nhìn theo ảnh ở trên các chiến sĩ to hơn người thường gấp 5 lần.  Như các nhân vật trong Tượng Đài Chiến Thắng Xuân Trạch các chiến sĩ ở đây cũng có bắp thịt rắn chắc và trông rất vạm vỡ.  Với tượng đài ở Xuân Trạch có một người giơ tay trai lên, nhưng ở đây có hai người giơ tay phải lên.  (Hai tác phẩm này có chung một họa sĩ là Tạ Quang Bạo)

Một người cầm súng lên - vì được thắng thì cầm ngược thì chẳng sao.

Còn thêm một người cầm mũ lên.  Người ấy khum tay quanh mũ ấy để cho vành mũ lên cao hơn.
Các nhân vật ở trên trông như kịch sĩ vừa biểu diễn rất xuất sắc xong. Họ đứng lên hiên ngang để nhận được tiếng vỗ tay của khán giả.
Tôi rất thích cây tháp bên cạnh các pho tượng chiến sĩ có nhiều góc và chi tiết thú vị.  Bên Âu Mỹ người ta làm các pho tượng bằng đồng thiếc.  Có bao nhiêu là các pho tượng với vị tượng cưỡi ngựa ở Âu Mỹ.

Ở đây các nhân vật là bộ đội, là tự vệ, là dân địa phương.  Công trình này thì làm bằng đất, bằng gạch là chất địa phương rất phù hợp.

Tháp ở đằng sau như kéo dài thêm các tay chiến sĩ giơ lên.  Nơi ở tít cao mà công trình bằng gạch hết thì có một ăng tên kéo dài thêm.  Cho tượng đài này lên cao có nghĩa là các chiến sĩ này quả quyết vươn lên.  Và các chiến sĩ này chắc tiêu biểu cho thanh niên Việt và dân Việt nói chung.  Đây là một cách tự tỏ lòng tự hào của người Việt.

Tôi cũng thích bụi cây đã mọc lên trên tượng đài bằng đất này.  Cây này cũng thuộc về cảnh thiên nhiên và làm cho tôi nhắc đến các tháp Chăm ở miền Trung.

Ở trên tháp này cũng có một số cảnh điêu khắc vẽ chiến trận này.  Một điều đáng tiếc là các tranh ở trên cao, vậy tôi thấy khó nhận rõ các chi tiết ấy.
Nhưng các tranh ấy nhất thiết phải rất long trọng và huy hoàng.

Có thêm một điều phải nói là ở các sách sử quốc tế không có Trận Sông Lô.  Nếu được nhắc đến thì được coi như một cuộc chạm trán nhỏ trong chiến dịch Léa của Pháp thực hiện cuối năm 1947.  Việt Minh cũng bị thiết hại nhiều trong cuộc chiến dịch ấy.  Như Phạm Duy đã viết: "Bây giờ nếu có ai tò mò -- như tôi -- đi tìm đọc những tài liệu của Pháp viết về chiến tranh Đông Dương, sẽ chẳng thấy một dòng chữ nào cho cái được gọi là "Trận Sông Lô" này cả" (Hồi Ký tập II, [Phạm Duy Cường Musical Productions, 1989], tr. 121).

Lúc bấy giờ thắng lợi nhỏ này thành một chiến thắng vĩ đại để tuyên truyền (như Trường Chinh đã viết năm ấy: "Lợi dụng đến cùng những thắng lợi dù nhỏ để tuyên truyền.")  Khi tưởng niệm sự việc đã xây ra thì cũng phải làm cho càng to.

Không có nhận xét nào: