8 tháng 11, 2012

Thềm hoa khách đã trở hài, Nàng còn cầm lại một hai tự tình.

nguồn: Phong Hóa 21 juillet 1932, 15

Thềm hoa khách đã trở hài...
Nàng còn cầm lại một hai tự tình...

At the threshold the flower guest turned her (his) heels
But she still held her back to share one or two more confidences

Tranh này minh họa văn hóa phi vật thể của Việt Nam.  Đầu đề tranh ở trên là dòng 211 và 212 của Truyện Kiều.  Câu này viết về lúc Đạm Tiên (con ma của một phụ nữ cũng có mẫu thuân giữa hai chữ tài và mệnh) đến thăm Kiều trong chiêm bao.  (Có nhiều người dịch đôi câu ở trên hay hơn tôi.)

"Hoa khách" ở đây là một đàn ông say mặc âu phục.  Ông này say vì văn hóa phi vật thể hay vì rượu chè?  Vì ả đào hay ả phiền?  Ả đào là một yếu tố rất quan trọng trong nền văn hóa này.  Lời trích văn chương của Nguyễn Du chứng minh rằng văn cũng là một yếu tố nữa.

Ông say bét nhè này muốn đi nhưng cô đào và chàng kép níu kéo ông - "cầm lại một hai tự tình."  Trước hết hát ả đào là một nền văn nghệ tri kỷ.  Còn hai chữ dung và ngôn cũng là nét quan trọng của cô đào.  Nhưng ở trên cứ phải tưởng rằng hai nghệ sĩ có ý đồ "vật chất" (chứ phải là phi vật thể) để "cầm lại" ông.  Tôi thấy rất buồn cười hình ảnh của trục trên đầu đàn thành móc để cạm bẫy ông.

Báo Phong Hóa có tính cách xã hội, vậy tranh ở trên phải phản ánh thái độ của tờ báo với tình trạng nhà cô đầu thuở ấy.  Có lẽ quan điểm của tờ báo ở đây là dù cho là kiểu văn hóa / văn nghệ / văn chương đây là một hình thức hoang phí kể cả lưu manh.  Nhưng ả Kiều ở trên - có chung số phận nào với nàng Kiều?  "Tự tình" làm cho mọi người thêm vui chứ, trong kiếp người phong sương lắm gian khổ.

Không có nhận xét nào: