18 tháng 7, 2012

Trận Xuân Trạch

Trên bia kỷ niệm này có chữ "Chiến thắng Xuân Trạch" chứ phải là "Trận Xuân Trạch." Dân quân Việt Nam được thắng trận Xuân Trạch đã đành, nhưng tại sao phải khắc chữ hai "chiến thắng."  Ở nhiều nước khác một bia tưởng niệm như thế sẽ chỉ ghi ra chữ "trận."  Các bia ấy được coi như là di tích lịch sử, là đài hay bia kỷ niệm để kể đến những sự kiện lịch sử đã xảy ra. Các di tích ấy cũng có vai trò tưởng niệm các người lính bị hy sinh.

Vậy tượng đài trận Xuân Trạch ca ngợi lính Việt Nam được chiến thắng làm giảm vai trò của một di tích lịch sử.  Nói đến sự mất mát ở thì chủ yếu là máu địch đổ ở đây.  Chắc còn xác lính Sénégal / Xênêgan chôn ở trận địa này.

Có vẻ như ở Việt Nam không có bia kỷ niệm ở các chiến trường mà quân đội Việt Nam không thắng.  Vậy các thế hệ sau cứ phải tưởng rằng Việt Nam chỉ biết chiến thắng không biết thua.  
Pho tượng có ba người đứng trên.  Ở dưới có một bia khác cũng được khắc chữ "Chiến thắng Xuân Trạch" cùng với ngày tháng năm của trận ấy - 27/12/1950.
Ba người đứng ở trên - chắc một bộ đội với hai dân quân địa phương (nam và nữ).  Trận Xuân Trạch xây ra tháng 12 vậy các nhân vật ở trên mặc áo mùa đông.  Nhưng thực ra từng người tượng có bắp thịt rắn chắc và trông rất vạm vỡ.  Thường lệ thì nông dân có dáng cũng gầy.  Tất nhiên ba người phải có thái độ hiên ngang để chứng minh niềm tự hào của thắng lợi này.  Lá cờ phấp phới, bàn tay nêu lên, súng được giữ chắc và sẵn sàng.
Hai bên của pho tượng đều có những tranh khắc với nhiều chi tiết hay.  Bên trai thì có một người (Lê Trọng Tấn?) cầm sách. Chắc người ấy đang giải thích về tình hình và về chiến lược của chiến trận sắp tới.  Ở trên có cây cỏ nhiệt đới với lá to.  Cảnh này cũng có đồng lúa và lá cọ - vậy rất đúng vẽ theo phong cảnh ở huyện Lập Thạch.  Các người lính đúng nghiêm, im lìm (như là pho tượng).

Bên phải có cảnh của trận đánh.  Mọi người góp phần tiến lên làm đúng theo kế hoạch được giải thích ở bên trai.  Dù là mặt trận đầy khói đạn mọi người hăng hái và nghiêm trọng làm theo nhiệm vụ.  Tranh này cũng có cảnh thiên nhiên của địa phương - lá chuối và lá lúa,
Ở đằng sau pho tượng có vài lời về tượng này.
"Khởi công: 18 tháng 10 1995, hoàn thành 3 tháng 2 1996" (là kỷ niệm 66 năm thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam).  Hai họa sĩ sáng tác tác phẩm này.  Tạ Quang Bạo cũng là người sáng tác Tượng đài chiến thắng ở Đoan Hùng (có lẽ tôi sẽ ban đến tác phẩm đó trong một ngày tới nào đó).  Thực ra các chiến sĩ trẻ trong hai tác phẩm này rất giống nhau.  Họa sĩ thứ hai là Mai Văn Kế.  Có lẽ ông ấy sáng tác các hình ảnh ở hai bên - trên mạng tôi đã thấy những tác phẩm tương tự.

Có lẽ tượng này cũng là hình tượng của quá trình "xã hội hóa" ở Việt Nam.  Công Ty Xây Dựng Hùng Vương một công ty có cơ quan ở Thành Phố Hồ Chí Minh lập ra cũng hợp tắc thi công công trình này.
Tôi nghĩ rằng trước 1995 đã có một tượng đài khác với cỡ nhỏ hơn.  Ở trên là một bia cũ làm kỷ niệm "Chiến thắng Liên Sơn Xuân Trạch."  Ý quan trọng trên bia này là quân đội Việt Nam "đã tiêu diệt tiểu đoàn Âu Phi quân đội viễn chính Pháp."
Tôi chưa hiểu tại sao cái bia mới thiếu hai chữ Liên Sơn?  Bia cũ cũng nói đến Đại đoàn 312 mà bia dưới không nhắc đến.  Thực ra có trang web viết rằng đại đoàn này nhận ngày trận Xuân Trạch "làm ngày truyền thống của đại đoàn."

Theo bia mới: "Quân địch đi tới đâu đểu vấp phải sức chiến đấu dũng cảm của quân du kích địa phương.  Đến sáng ngày 27-12-1950 chúng dò đến thôn Xuân Trạch bị sao vào trận địa của Trung đoàn 209 và Tiểu đoàn 428 của ta bố trí sẵn sàng đã giáng cho địch một đón quyết liệt.  Ta thắng lớn tiêu diệt 200 tên bắt sống 150 (đa số là Âu Phi) thu 160 súng các loại đại bác... Chiến thắng oanh liệt này của quân và dân Vĩnh Phúc đã mở màn cho các chiến dịch lớn sau này."  Vậy bia này nhấn mạnh vai trò của dân quân địa phương và các đơn vị nhỏ hơn.

Theo Wikipedia thì trận Xuân Trạch là chiến trận đầu tiên của Sư đoàn 312 và cũng mở đầu chiến dịch Trần Hưng Đạo.  Chiến dịch Trần Hưng Đạo kết thức với trận Vĩnh Yên là một thất bại lớn cho quân đội Việt Minh và tướng Võ Nguyên Giáp.  Theo quyển Vietnam at War: The History 1946-1975 (của Phillip B. Davidson, Presidio Press xuất bản năm 1988 và Oxford University Press tái bản năm 1991) thì chiến dịch Trần Hưng Đạo là một cuộc "Tổng tấn công" với mục đích chiếm thủ đô Hà Nội để làm một chiến thắng quyết định (tr. 106).  Kết quả của trận Vĩnh Yên (13 đến 17 tháng 1 1951) là trong hai Sư Đoàn 308 và 312 có từ 6,000-9,000 lính bị hy sinh, 500 bị bắt, và 3,000 bị thương (tr. 112).  Vậy độ một nửa lực lượng Việt Minh tham gia trận này bị thương vong.  Chiến tranh có thắng lẫn thua - có lúc làm "tiêu diệt" như lính Sénégal ở trên, nhưng cũng có lúc bị tiêu diệt.  Chiến tranh là ác liệt như thế.

Bác vợ Nguyễn Văn Gầy (sinh năm 1940) thuộc một bài ca, tức là một bài thơ để ngâm.  Ông kể lại:

"Chiến thắng trận Xuân Trạch"

Đầu năm chưa đuôi mùa xuân
The year's start, not yet chased away by spring
Đồn rằng Lập Thạch có quân đội về
There was a rumor that Lập Thạch will see soldiers return
Giặc Pháp để ý lăm le
The French enemy eagerly notice
Kéo sang Xuân Trạch toàn bè hăng hung
Hauled themselves over to Xuân Trạch, the whole bunch of them fixing to fight
Quân ta bố trí vừa xong
Our troops had just finished getting into position
Quân địch vừa tới ta cùng bảo vệ
As the enemy soldiers arrived we would defend
Chưa tròn ba tiếng chưa đầy
Not even three hours had passed altogether
Chiến cho giặc Pháp phơi thây khắp đường
We fought so that the French corpses were spread out all over the road
Liên mai thu dọn chiến trường
Afterwards, the next day we cleared up the battlefield
Kéo sang Đậu Tú thăm rừng đánh liền...
Dragged ourselves over to Đậu Tú to visit the woods and fight right away... 

Không có nhận xét nào: