5 tháng 7, 2012

Bộ trưởng bất đắc dĩ

Any advance in men's form of life involves changes in their will, feelings, passions, their consciousness of themselves and their world. (Charles Taylor, Hegel. New York: Cambridge University Press, 1975, tr. 511).

Bất cứ bước tiến bộ trong hình thức sinh sống của con người bao hàm các thay đổi về ý chí, cảm giác, đam mê và ý thức của họ và vũ trụ của họ.


Cách đây khá lâu một độc giả HwoangNguyen đã hỏi tôi "có sáng kiến nào giúp bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân gian không?" Tôi thành thực cảm thấy vô lực trước một câu hỏi lớn lao như thế. Tôi trích câu của Charles Taylor ở trên vì tôi nghĩ rằng vấn đề này thuộc về "hình thức sinh sống" của người Việt. Ý chí, cảm giác, đam mê và ý thức của con người rất khó điều khiển.

Tôi không có (và không muốn có) quyền gì, nhưng nếu tôi là ... bộ trưởng tôi sẽ...

1) tách khỏi các đoàn văn nghệ từ nhà nước (trung ương và địa phương) thành công ty - công ty / tổ chức kiếm lợi hay không kiếm lợi. (Tôi e rằng mọi người tưởng rằng các hình thức nghệ thuật được nhà nước nuôi thì mọi người cảm tưởng như nghệ thuật là vấn đề của nhà nước không liên quan gì đến mình).
2) bảo trợ văn nghệ bằng quỹ của nhà nước (government grants), quỹ của các công ty (foundations), quỹ dân lập (phải có một hệ thống cho các công ty, các cá nhân được bớt tiền thuê nếu họ trao tiền cho các công ty không kiếm lợi).
3) các giám độc công ty nghệ thuật dân gian phải có kinh nghiệm làm kinh doanh. Họ phải biết giao thiệp, gây quỹ, quảng cáo, v.v. (và có lẽ họ cũng phải biết gây sốc nữa - nghệ thuật dân gian phải thành rất linh hoạt, phải gây dư luận).
4) các công ty văn nghệ dân gian phải có trang web thật sang và đẹp; họ nên đăng tên các quỹ, các cá nhân trao tiền bảo trợ để những công ty, cá nhân được danh dự - những người gốp tiền ít hay nhiều.
5) trong xã hội phải có tỷ lệ 1/100 nghệ nhân chuyên nghiệp/nghiệp dư -cùng với các nghệ sĩ chuyên nghiệp trong xã hội phải có 100 nghệ nhân nửa chuyên nghiệp hay nghiệp dư - những người hiểu sâu về hình thức văn nghệ ấy, những khán giả uyên bác.
6) toàn xã hội phải coi trọng những người có tài làm văn nghệ dân gian - như vậy:
7) thay đổi cách tuyển học sinh ở các nhà trường - những học sinh có tài làm nghệ thuật dân gian sẽ được ưu tiện vào các trường uy tín và sẽ được ưu tiện khi xin học bổng.
8) tổ chức những cuộc thi toàn quốc (trên đài truyền hình) cho các học sinh của các trường tư, trường phổ thông thi đùa biểu diễn các mục văn nghệ--tiền thưởng sẽ trao cho nhà trường và nhà trường ấy cũng được danh dự.
9) trong chương trình ở trên phải có một giải đặc biệt cho những mục mới sáng tác có nét dân gian.
10) bỏ hay bớt đi các giấy phép - các nghệ nhân làm nghệ thuật dân gian phải có điều kiện tự phát làm văn nghệ.

Không có nhận xét nào: