5 tháng 3, 2012

Ngẫu nhiên (Fortuitous) - Trịnh Công Sơn (1972-1975?)

Không có đâu em này
There's nothing to it, dear
Không có cái chết đầu tiên
There's no first death
Và có đâu bao giờ
Nor was there ever
Đâu có cái chết sau cùng
Never a final death
Tự mình biết riêng mình
Out of ourselves we know ourselves
Và ta biết riêng ta
And I know just myself
Hòn đá lăn bên đồi
A stone rolls on the hillside
Hòn đá rớt xuống cành mai
It falls down upon an apricot branch
Rụng cánh hoa mai gầy
Drops the slender, flowered branch
Chim chóc hót tiếng qua đời
A bird emerges, sings of life's passing
Người ôm lấy muôn loài
People embrace all living things
Nằm trong tiếng bi ai
Repose in woeful tones

Mệt quá thân ta này
Worn out, this body of mine
Tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi
Seeks a chair to rest in
Mệt quá thân ta này
Worn out, this body of mine
Nằm xuống với đất muôn đời
Lies down with the timeless soil
Kìa còn biết bao người
There, still so many others
Dìu dặt tới quanh đây.
Serenely, steadily come around here.


Cùng thời mà dịch bài ca này của Trịnh Công Sơn tôi cũng đọc một bài viết thú vị của nhà triết học Đức là Arthur Schopenhauer (đọc bài này cũng phải nói là ngẫu nhiên, tình cờ). Tên bài này là "Fragmente zur Geschichte der Philosophy" (dịch sang tiếng Anh là "Fragments for the History of Philosophy," tiếng Việt là "Ghi chép vụn về lịch sử triết học" trong quyển Parerga und Paralipomena: Kleine philosophische Schriften (Các bản phủ lục hay bỏ sót: Những tiểu khúc triết lý - tái bản lần thứ 7, Leipzig: F. A. Brockhaus, 1891). Tôi đọc bài viết này qua sách Parerga and Paralipomena: Short Philosophical Essays, vol. 1 - E.F.J. Payne, dịch (Oxford: Clarendon Press, 1974).

Schopenhauer viết (trang 108) - "Da es nun außerhalb der Zeit auch kein Aufhören, oder Ende, giebt; so hätten wir, am erkennenden Subjekt in uns, eine beharrende, jedoch weder räumliche, noch zeitliche, folglich unzerstörbare Substanz" (Này vì không có sự dừng lại hay kết thức nằm ngoài thời gian; nên ta phải có trong cái chủ thể ở trong ta một thực chất bền bỉ mà chưa phải là không gian hoặc thời gian do đó không thể bị hủy diệt.) Một thực chất bền bỉ ở trong mọi chúng ta mà không thuộc không gian hay thời gian.

Rồi ông viết (tr 110) - "Dies Wahre ist, daß selbst in unserm empirischen Bewußtseyn allerdings ein ewiger Punkt nachgewiesen werden kann, aber auch nur ein Punkt, und auch gerade nur nachgewiesen, ohne daß man Stoff zu fernerer Beweisführung daraus erhielte." (Sự thật là, thậm chí trong ý thức thực nghiệm của ta, tuy nhiên một điểm bất diệt sẽ được phát hiện, nhưng cũng chỉ riêng một điểm và vả lại chỉ được phát hiện thôi mà không cần ta nhận được từ đấy vật liệu để bằng chứng thêm.) Một điểm bất diệt, chỉ riêng một điểm bất diệt mà thôi. Còn (tr 110) - Die Zeit kann keinen Anfang haben, und keine Ursache kann die erste seyn. (Thời gian không thể có sự bắt đầu còn không có nguyên nhân được làm cái đầu tiên). Thời gian và không gian mà mọi chúng ta (và mọi thứ khác) tham gia là một điểm không do nguyên nhân nào mà xảy ra.

Đọc tên bài ca tôi tự hỏi tại sao đặt tên "Ngẫu nhiên" (偶然 / ou ran) thay vì "Tình cờ"? Trả quyển Từ điển tiếng Việt (của Viên Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng; Trung tâm Từ điển học, 2002) thì nghĩa của tình cờ là "không liệu trước, không dè trước mà xảy ra." Ngẫu nhiên thì khác - "tình cờ sinh ra, xảy ra, chứ không phải do những nguyên nhân bên trong quyết định." Vậy hai ý quan trọng trong từ "ngẫu nhiên" là 1) sinh ra và xảy ra; và 2) không có nguồn nhất định, không có lý do mà xác định được. Không bởi Ursache (nguyên nhân) nào.

Trong tiếng Latin thì có hai chữ chính với ý nghĩa chance - casusfors hoặc forte. Casus là gốc của từ casual (với ý nghĩa như không nhất định) hay casualty. Casualty vốn có nghĩa như "tình cờ xảy ra" nhưng nghĩa thứ hai là thiết hại trong chiến trường hay do tai nạn hay tai họa đã thành thông dụng hơn. Fors / forte là gốc của từ fortuitous và fortune. Fortune vốn có nghĩa là vận mệnh hay vận may, nhưng cũng có nghĩa thông dụng như phát đạt. Fortuitous có nghĩa như tình cờ, bất ngờ, ngẫu nhiên nhưng với tính may hơn rủi.

Một chủ đề lớn của Schopenhauer là cái "Welt als Wille" - thế giới như chí. Francois Jullien viết về "ý chí" trong thế giới quan Tây phương như sau: "Ý chí lạ lùng... Tư duy châu Âu xúm lại để dựng nó lên thành khả năng đương đầu đối diện với thế giới, để cất dựng nó thành quyền lực của chủ thể tự khẳng định và tự thực hiện." (Bàn về tính hiệu quả; Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu - NXB Đà Nẵng, 2002, tr 249). Ý chí là do Thượng đế "phát hiện ở chúng ta." Nhưng Jullien cũng viết rằng trong khái niệm của Schopenhauer thì "ý chí tự khẳng định và tự phủ định." Cái Wille / chí của Schopenhauer cũng khó giải thích và thú thật tôi không có khả năng để giải thích cho đúng hay đầy đủ. Chí thuộc về mọi người, xã hội, nhân loại, thiên nhiên và cả vũ trụ nữa. Chí có những ý nghĩa như tiềm năng, bản năng, khí... Chí vừa là ý chí tạo ra và sáng chế, vừa là sự thèm muốn căn bản, các kiểu tham đắm (Schopenhauer rất quý trọng triết ly Ấn độ cổ và đạo Phật).

Trong ca từ "Ngẫu nhiên" Trịnh Công Sơn tỏ ra hai nghĩa của chí. "Tự mình biết riêng mình / Và ta biết riêng ta" có nghĩa là ta như có khả năng để làm chủ của ta, làm hành động của ta. Và "Người ôm lấy muôn loài / Nằm trong tiếng bi ai" có nghĩa là ta quyến luyến với đời này, với thế giới này vậy bị đau khổ. Ta sinh hoạt, ta tham gia đời sống là việc phải làm mặc dù gây khổ cho mình. Làm con người thì cứ "ôm lấy muôn loài." Cuối cùng ta "mệt quá" xin chỗ "nghỉ ngơi." Đây là cái "không ... dừng lại hay kết thức" là cái "điểm" của ta.

"Hòn đá rớt xuống cành mai..." Các hòn đá và cành mai thuộc về không gian, thế gian này. Chúng tham gia các quá trình và quy luật của thiên nhiên. Hòn đá không có nét nào xuất sắc ngoài cái bền bỉ, song cành mai thì tượng trưng cho sức sống, cho cái đẹp, cái non, cho người đẹp và thơ (và cho sự mỏng manh nữa). "Cành hoa mai gầy" ... "rụng" xuống nhưng "không do nguyên nhân nào." Dù nhất định rằng hòn đá là "tội phạm," nhưng hòn đá này có được làm gì khác? Sao cành mai không nở hoa ở chỗ khác? Hòn đá và cành mai đều theo Wille / chí.

John Schafer đã viết đến "triết học nhẹ nhàng" của ca từ Trịnh Công Sơn. Về nội dung thì John Schafer tỏ rằng Trịnh Công Sơn "nói đến cái chết của chính ông." Tôi nghĩ rằng nội dung là cái chết của muôn loài nhìn từ vị trí của ông. Trịnh Công Sơn viết về cái chết để an ủi "em," để an ủi "bao người."

Theo các nguồn thông tin bài "Ngẫu nhiên" được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1972 đến 1975, nhưng bài ca này mới được phổ biên trên băng cát xét Hát cho những người ở lại của Khánh Ly phát hành ngày 30 tháng 4 năm 1977. Thực ra lúc bấy giờ chưa có cách nào hợp pháp để nghe bài hát này ở Việt Nam.



Theo tôi nghĩ trong khoảng thời gian từ 1972 đến 1975 có rất ít thông tin về Trịnh Công Sơn. Các buổi hát cho sinh hoạt sinh viên đã hết. Khánh Ly đã lập nghiệp ca hát độc lập mà không còn tựa vào các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Những người sau đây viết hồi ký về nhạc sĩ này đi sang bên Mặt trận đã xa cách Huế và Sài Gòn. Nhưng Trịnh Công Sơn còn sáng tác nhiều, sáng tác nhiều bài có phong cách nội tâm, nhiều bài ca có tính chất Phật Giáo. Thời đó, dù nằm ở trong vòng thời gian của Hiệp định Paris, chắc tác giả cũng phải còn nghĩ đến "hai mươi năm nội chiến từng ngày." Nghĩ đến cái chết thì cũng phải nghĩ đến chiến tranh.

Xung quanh cái chết, sự nằm xuống là "đất muôn đời." Đất ở đây là chất dưỡng sinh như Jullien viết đến trong quyển Nourrir sa vie [Vital Nourishment]. Lúc viết bài blog về ca khúc "Phúc âm buồn" tôi đã trích và dịch ý này của Jullien: "Dưỡng sinh không phải là tiến tới cái gì nào đó; nó là sự tái sinh." Rồi: "Con người "thực" không biết "yêu đời" hay "ghét sự chết.""

Các hình ảnh trong "Phúc âm buồn" tỏ ra sự đau xót (Nằm co, buốt xương da, đời nhỏ nhen, trăm năm vết thương, đời ngẩn ngơ). Hình ảnh trong "Ngẫu nhiên" lạc quan hơn. Bị "Rụng cánh hoa mai gầy" nhưng được "Chim chóc hót tiếng qua đời." Thấy "mệt quá" nhưng được "nằm với đất" dưỡng sinh. Rồi lúc nằm xuống không thấy cô đơn vì "còn biết bao người / Dìu dặt tới quanh đây." Chữ "dìu dặt" tôi thấy khó dịch. Theo quyển Từ điển Việt Nam của Lê Văn Đứ, Le Ngoc Tru hiệu đính (Khai Trí, 1970) thì dìu dặt có nghĩa "cách dịu dàng, khoan thai." Như thế là dễ chịu, thong thả.

Còn giai điệu của "Ngẫu nhiên" cũng rất thong thả, dễ chịu, và lạc quan nghe như một điệu lý. Giai điệu này thật đơn giản. Đoạn đầu chỉ sử dụng đến bốn nốt. Đoạn kết theo thang âm ngũ cung trưởng. Một nết thú vị nữa là nhịp điệu "Soul lent" [nửa Mỹ, nửa Pháp] "(hay nhịp điệu thích hợp)" là một nhịp điệu nhạc pop.


Bảo Yến ca "Ngẫu nhiên"

Không có nhận xét nào: