21 tháng 2, 2012

Những bờ biển hoang vu của Mác của Anthony Daniels (1991)

Anthony Daniels, The Wilder Shores of Marx: Journeys in a Vanishing World (London: Hutchinson, 1991). [Những bờ biển hoang vu của Mác: Cuộc hành trình trong một thế giới đang biến mất.]

Anthony Daniel viết quyển phóng sự này về những chuyến đi thăm các nước còn cộng sản và theo nền kinh tế Mác-Lê đang suy thoái. Quyển này gồm 5 chương viết về thời gian tác giả thăm Albania, North Korea, Romania, Việt Nam, Cuba trong hai năm 1989-1990. Trong 5 nước ấy chỉ có North Korea không thay đổi nhiều từ khi ấy. Những lời Daniels viết về Việt Nam không có gì gây ngạc nhiên. Cũng phải nói rằng không khí ở Việt Nam đã sôi nổi hơn những bốn nước khác.

Ông Daniels đến thăm Romania vài tuần trước khi chế độ của Ceauşescu lật đổ. Ông có những nhận xét cũng hay về chủ nghĩa chuyên chê ở Romania.

p. 93 - The historian and I explored together the workings of totalitarianism. He spoke from experience and intimate knowledge, I from superficial observation and a certain amount of reading. I was rather proud of my deduction ... that within an established totalitarian regime the purpose of propaganda is not to persuade, much less to inform, but rather to humiliate. From this point of view, propaganda should not approximate to the truth as closely as possible: on the contrary, it should do as much violence to it as possible. For by endlessly asserting what is patently untrue, by making such untruth ubiquitous and unavoidable, and finally by insisting that everyone publicly acquiesce in it, the regime displays its power and reduces individuals to nullities. Who can retain his self-respect when, far from defending what he knows to be true, he has to applaud what he knows to be false -- not occasionally, as we all do, but for the whole of his adult life?

Nhà sử [một nhà sử ông gặp ở Romania] và tôi thăm dò cùng nhau cách hoạt động của chủ nghĩa chuyên chế. Ông nói dựa vào kinh nghiệm và kiến thức riêng tư, tôi dựa vào các nhận xét nông cạn và do tôi đọc được ít nhiều. Tôi đã cũng tự hào về điều suy luận của tôi ... là trong một chế độ chuyên chê vững chắc cái mục đích của tuyên truyền không phải là việc thuyết phục, còn ít hơn là báo tin, song chính là việc làm nhục. Theo quan điểm này, thông tin tuyên truyền không nên giống với sự thật một cách gần gũi: trái lại, việc này phải làm ngược với sự thật càng nhiều càng tốt. Vì nếu luôn luôn khẳng định những điều hiển nhiên không đúng, nếu làm cho các điều trái với sự thật này đồng thời ở mọi nơi không thể tránh được, rồi rút cuộc họ khăng đòi mọi người đều phải ưng thuận công khai với tình hình này, chế độ này phô trương sức quyền của chúng và bắt mọi cá nhân phải thành một con số không. Đố ai mà được giữ sự tự trọng của mình lúc mà huồng chi bênh vực mọi sự mình biết có thật, mình phải vẫy tay hoan hô mọi sự mình biết là giả -- không phải chỉ thỉnh thoảng như mọi chúng ta, nhưng suốt cả đời làm người?

p. 96 - ... truth in totalitarian countries does not depend on correspondence to reality; it depends merely on who propounds it, and when.

... sự thật trong các nước chế độ chuyên chế không thuộc về sự kết hợp với thực tế; nó chỉ phù thuộc về người đề xuất nó, và trong thời gian nào.

p. 114 - They longed for culture, the kind of genuine culture that was not decreed by the state for the purposes of the states, but was the product of free people trying to give meaning to their lives.

Họ [dân Romania] đã khao khát văn hóa, một kiểu văn hóa xác thực mà không phải theo sắc lệnh của đất nước vì các mục đích của đất nước, mà là sản phẩm của các con người tự do muốn đem ý nghĩa cho đời sống cá nhân của mình.


Ông Daniels nói đến các nước cộng sản, các nước chủ nghĩa chuyên chê, nhưng các điều viết trên cũng có mặt ở các nước tư bản, các nước tự do. Trong lãnh vực thuật hùng biện thì chủ trương và sự thật không thể nào tách riêng (ý này của Kenneth Burke, A Rhetoric of Motives - 1950). Lắm lần sự thật thuộc về nhóm người có loa to tiếng nhất, hay có khả thuyết phục người nghe nhất. Vậy sự thật thuộc về những người đề xuất thông tin. Nhưng dù sao thế nữa, các con người tự do cần đến một cõi riêng xa cách các loa to tiếng, xa các nguồn thông tin có khả năng thuyết phục nhiều nhất.

Không có nhận xét nào: