18 tháng 10, 2011

Vì một đời sống âm nhạc lành mạnh (For a healthy musical life) - Tuấn Khang (2011)

Nhân dân Điện tử - Cập nhật lúc 01:06, Chủ nhật, 24/07/2011 (GMT+7)

Thời gian qua, "thảm họa âm nhạc" đang trở thành vấn đề thu hút sự chú ý không chỉ với người yêu nhạc, mà với cả những người quan tâm tới sự lành mạnh của nền nghệ thuật nước nhà. Thật ra, "thảm họa âm nhạc" đã được cảnh báo trước đây khá lâu, từ khi hiện tượng này mới xuất hiện.

In recent days, the "musical calamity" has become an issue that has attracted the attention of not only music lovers, but also of everyone concerned about the health of the nation's performing arts. In fact, the "musical calamity" had been forecast for a fairly long time from the time this phenomenon first appeared.

Như nhạc sĩ Trọng Bằng đã có lần nhận xét: "Ðời sống âm nhạc của ta hôm nay thật không khác gì một nồi lẩu. Thế giới có gì chúng ta có cái đó. Rock, rap, hip-hop có tất. Trong khi đó, cái gốc, cái cốt lõi của âm nhạc thì lại đang bị bỏ quên một cách rất đáng buồn!... Ngày hôm nay, lòng tự trọng nghề nghiệp đã trở thành một thứ xa xỉ đối với một số ca sĩ trẻ...". Nhưng, dù đã bị nhận diện và lưu ý, hiện tượng đáng chê trách này vẫn tiếp tục tràn lan, đến mức trở thành một nguy cơ đáng lo ngại, ảnh hưởng thị hiếu và sinh hoạt nghệ thuật trong xã hội.

As the composer Trọng Bằng once observed: "Our musical life today is no different than a fondue pot. Whatever there is in the world, we've got some. Rock, rap, hip-hop -- we've had it all. At that time, the root, the essence of music was being forgotten in a really depressing way!... Today, professional self-respect has become a luxury for a few young singers..." But even though it has been identified and brought to attention, this reproachful phenomenon still continues to spread to the point that it has become a worrisome hazard influencing the taste and activities of the arts in society.

Có một câu hỏi cần đặt ra và cần được trả lời là: Tại sao những năm tháng chiến tranh, trong điều kiện hết sức khó khăn, chúng ta có một đội ngũ nhạc sĩ tài năng, xây dựng được một nền âm nhạc phát triển cân đối cả khí nhạc - thanh nhạc, âm nhạc và trở thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn, được sự hưởng ứng nồng nhiệt của công chúng; thì ngày nay, trong khi hoàn cảnh mới của đất nước tạo ra rất nhiều thuận lợi để âm nhạc phát triển, lại xuất hiện xu hướng sáng tác, biểu diễn theo lối bắt chước nước ngoài một cách máy móc, lố lăng, xa rời giá trị nghệ thuật của dân tộc, thiếu quan tâm tiếp nối những thành tựu âm nhạc đã có...? Phải nói là càng gần đây, đời sống âm nhạc càng xuất hiện nhiều các CD, VCD, DVD, liveshow ca nhạc mà trong đó, nếu ca sĩ không hò hét, gào thét, thì cũng ủ ê, bi lụy về phụ tình, hận tình,... với đủ loại ca từ ngô nghê, vô nghĩa và dung tục. Rồi nữa, một số ca sĩ còn tận dụng ưu thế hình thể ăn mặc hở hang, nhảy nhót điên cuồng, cố bằng mọi cách tạo nên sự giật gân, thu hút và đáp ứng nhu cầu tầm thường của một bộ phận công chúng âm nhạc. Không có ý nghĩa nào khác, "thảm họa âm nhạc" đã và đang dẫn tới một số tác động khá tiêu cực; từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của đời sống tinh thần, ảnh hưởng tới ý chí, nghị lực và tinh thần phấn đấu của con người, nhất là giới trẻ.

There is a question that needs to be ask and answered: Why in the war years, under extremely difficult circumstances, we had a corps of talented musicians that constructed a music with an even development of instrumental and vocal music, and that became an exciting "spiritual fare," that had the passionate response of the public. Yet today, when the nation's new circumstances have created many advantages for musical development, why do tendencies appear in composition and performance that imitate foreign lands in a ridiculous, mechanical way, aloof from the artistic values of the nation, lacking attention to continuing the musical achievements we've had...? It must be said that even more recently, our music has even more CDs, VCDs, DVDs, musical live shows and if the singer does shout or scream, then it's melancholy, pessimistic about loves betrayals... with every manner of foolish, meaningless and mundane lyrics. Furthermore, a number of singers still make the most of advantages of their figures, wearing revealing clothes, dancing insanely, trying every way they can to create excitement, to attract and respond to the vulgar requirements of a portion of the musical audience. There can be no other meaning, the "musical calamity" has and continues to lead to a number of effects that are quite negative; from there it has influenced the development of people's spiritual life, the willpower, fortitude and fighting spirit, especially of the young.

Xem xét từ bất kỳ góc độ nào, nhạc sĩ và ca sĩ cũng là công dân và đặc thù nghề nghiệp của họ đặt ra các yêu cầu rất cao về trách nhiệm xã hội. Thiếu trách nhiệm xã hội, chạy theo nhu cầu vật chất mà bất chấp các giá trị nhân văn, mưu cầu nổi tiếng bằng những cung cách "phi văn hóa" là nhạc sĩ, ca sĩ thiếu tự trọng nghề nghiệp, dung túng cho sự thiếu lành mạnh. Vì thế, xã hội đòi hỏi nhạc sĩ, ca sĩ phải nâng cao ý thức trách nhiệm trước công chúng. Ðồng thời, xã hội cũng yêu cầu các cơ quan quản lý văn hóa, các cơ quan chức năng về luật pháp cần nghiêm khắc trong quản lý và áp dụng mọi chế tài nhằm chấm dứt cái gọi là "thảm họa âm nhạc" trong đời sống tinh thần xã hội. Tuy nhiên, phương cách quan trọng nhất vẫn là phải tập trung xây dựng một nền âm nhạc có cơ sở vững chắc như: giáo dục âm nhạc trong nhà trường, đầu tư giúp nhạc sĩ có điều kiện sáng tác, biểu diễn các tác phẩm khí nhạc, thanh nhạc hiện đại, mang bản sắc dân tộc, khuyến khích hệ thống truyền thông dành thời gian quảng bá các tác phẩm âm nhạc có giá trị tư tưởng - nghệ thuật cao...

Looked at from any angle, musicians and singers are citizens and the particulars of their art raise many great requirements for social responsibility. If they lack this social responsibility, run after the material demands and, in spite of humanistic values, pursue fame in an "uncultured" way, musicians and singers lack the self-respect of their profession, tolerate a lack of wholesomeness. For that reason, society requires musicians and singers to raise their consciousness of their responsibility to the public. At the same time, society requires that agencies that manage culture, legal agencies need to be strict in their management and use every punishment aimed at putting an end to the so-called "musical calamity" in society's spiritual life. However, the most important measure still is to concentrate on building a music on a solid foundation: music education in the schools, investment so that musicians have the means to compose, performing works of contemporary instrumental and vocal music, encourage the media to set aside time to diffuse music with ideological value and high artistry.


Lại thêm một bài báo kiểu "Bài trừ nhạc màu vàng" xuất hiện. Cách đây sáu chục năm thì gọi là nhạc vàng, rồi nhạc giật gân, nhạc não tình, nhạc gây sốc. Sau "thảm họa âm nhạc" này thì sẽ gọi bằng tên nào?

Đọc các loại báo Việt từ thập niên 1920 đến bây giờ tôi chưa thấy giai đoạn mà không có những lời báo động về "thảm họa" gì nào đó về mặt âm nhạc (hồi đó là "nạn vọng cổ"). Những người tự cho mình có học thức, có gu thì chê nhạc đại chúng. Đám đông thích nghe nhạc sầu não, thô lỗ là một vấn đề nặng phải giải quyết. Tại sao người trẻ, các nông dân, các thợ nhà máy không thích nghe nhạc thính phòng giao hưởng? Lỗi tại ai? Cứ trách "giáo dục âm nhạc trong nhà trường." Và tất nhiên tình cảnh các nhạc sĩ thiếu "điều kiện sáng tác."

Cái điều khó chấp nhận nhất trong bài này là lúc viết rằng "giới trẻ" do bị ảnh hưởng khi nghe nhạc này không được phát triển "ý chí, nghị lực và tinh thần phấn đấu của con người." Bằng chứng ở đâu? Tất nhiên hiện nay có lắm du côn, có kẻ sa đọa - thời nào cũng có. Lúc nào nghĩ đến giới trẻ Việt tôi không nghĩ đến những người có ý chí, nghị lực, tinh thần yếu kém. Xem các người biểu tình chống Trung Quốc tôi thấy đủ khả năng phấn đấu.

Về mặt "bắt chước nước ngoài một cách máy móc." Tôi đã nghe những khúc giao hưởng Việt nghe y hệt nhạc Tchaikovsky, những giọng hát nghe như nghệ sĩ opera Ý. Nhiều tác phẩm khí nhạc Việt Nam có phong cách rất giống Paul Mauriat. Nói vậy tôi không chê. Người ta bắt chước một cách máy móc nhiều hay ít là vì hai lý do chính là 1) họ cảm thấy đam mê; hay vì 2) họ muốn kiếm lợi cho mình. Cả hai lý do đều hợp lý và là một cách để thích ứng với thực tế. Như Hoàng Ngọc Hiến dịch François Jullien về triết lý Trung Hoa (và cái thế giới quan truyền thống không xa với cái của Việt Nam): "Hiệu quả, ở Trung Hoa, ... là hiệu quả bằng sự thích ứng." (1)

Năm 1941 Hoài Thanh viết "Bấy nhiêu sự thay đổi trong khoảng sáu mươi năm." Nhưng những bảy mươi năm sau cũng có biết bao thay đổi. Ở Viêt Nam và toàn cầu. Cách thích ứng năm 1941 khác với cách của năm 1951, 1981 hay 2011. Một ca sĩ thích ứng với thời cuộc hiện phải có ê-kíp, phải nhuộm tóc, phải biết gây scandal, ăn mặc hở... Nếu hát được thì càng tốt. Đó là nhu cầu của báo giới, của đại chúng, của thời đại.

Đòi các cô, cậu bé bước vào nghệ ca xướng không nên "chạy theo nhu cầu vật chất mà bất chấp các giá trị nhân văn..." hợp bản chất nhân sinh không? Tại sao họ phải làm gương mẫu cho toàn xã hội? Các ca sĩ không có độc quyền về mặt "theo nhu cầu vật chất" trong xã hội Việt Nam.

Tôi sẽ bắt đầu tin ở quan niệm của tác giả này nếu ông nêu lên những ví dụ cụ thể - thế nào là một "tác phẩm âm nhạc có giá trị tư tưởng" viết trong vòng năm năm này? Rồi phân tích cái giá trị tư tưởng nằm ở nét nhạc nào trong tác phẩm ấy? Xin đề tên một tác phẩm "thảm họa" và giải thích những nét nhạc gây tai hại cho người nghe? Nét nhạc của hai phong cách khác nhau thế nào? Thế nào là nét nhạc xuất sắc, là nét nhạc dở?

(1) Bàn về tính hiệu quả: [trên cơ sở những tư tưởng của Lão Tử về chiến tranh, quyền lực và lời nói] của François Jullien; Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu (NXB Đà Nẵng, 2002), 84.

Không có nhận xét nào: