7 tháng 4, 2011

There's only two kinds of music, the blues and zip-a-dee-doo-dah

"Chỉ có hai loại nhạc, nhạc blues và zip-a-dee-doo-dah." Nhạc sĩ Townes Van Zandt đã hay nói vậy. Nhưng nói vậy có phải vậy? Chắc chụm từ zip-a-dee-doo-dah chưa được nhiều người Việt biết đến. Đó là tên một bài ca phổ thông soạn cho một phim của Công ty Disney sản xuất năm 1946 là "Song of the South" (Bài ca phương Nam). Con tôi học ca khúc "Zip a dee doo dah" ở lớp vỡ lòng--tôi cũng thấy xúc động lúc nghe cả lớp hát bài hát này với cô giáo.

Phim "Song of the South" tựa vào các truyện dân gian gọi là Br'er Rabbit Tales (Các truyện anh Thỏ) của nhà báo Joel Chandler Harris kể lại theo các chuyện của người Mỹ đen thời nô lệ. Các chuyện này thật hay và hồn nhiên sử dụng đến tiếng nói địa phương của dân da đen (một thí dụ là từ brother thành br'er).

Tất nhiên phim của Disney sản xuất có chất lượng cao. Phim này nửa hoạt hình nửa cảnh thật. Nhân vật Uncle Remus (Bác Remus) là một người nô lệ đúng tuổi kể lại chuyện cho các đứa da đen và da trắng được nghe. James Baskett, diễn viên đóng vai Uncle Remus, hát "Zip a dee doo dah" trong phim này.

Disney không còn cho tái phát hành phim nay hiện nay vì một số hình ảnh trong phim này khó chấp nhận trong xã hội hiện nay. Năm 1946 người da đen chưa được ví trị bình đẳng trong xã hội. James Baskett không được dự buổi ra mắt của phim này vì xã hội miền Nam không chấp nhận dân da đen và da trắng ở rạp cùng một lúc.

Zip-a-dee-doo-dah là một chụm từ vô nghĩa tỏ ra niềm vui sướng. Ca từ bài hát là như thế đây:

Zip-a-dee-doo-dah, zip-a-dee-ay
My, oh my, what a wonderful day
Ôi trời ơi, hôm nay tuyệt vời làm sao
Plenty of sunshine headin' my way
Đầy đủ ánh nắng đến bên tôi
Zip-a-dee-doo-dah, zip-a-dee-ay

Mister Bluebird's on my shoulder
Chú chim xanh đậu trên vai tôi
It's the truth, it's actual
Vậy thực tế, là sự thật
Ev'rything is satisfactual
Zip-a-dee-doo-dah, zip-a-dee-ay
Wonderful feeling, wonderful day!
Mình cảm thấy tuyệt vời, ngày tuyệt vời này!



Theo quyển Disney Song Encylopedia (của Thomas S. Hischak và Mark A. Robinson, Nxb Scarecrow Press, 2009) thì bài ca này gây ra "cảm giác thong thả của phương Nam nhưng cũng được linh hoạt." "Zip a dee doo dah" được trao giải Oscar bài ca xuất sắc nhất của năm. Bài ca rất hồn nhiên, thật dễ thương được viết cho trẻ em nhưng rất nhưng nhiều nghệ sĩ "lớn tuổi" cũng thích hát. Vậy bài ca này đã được tách ra phim có vấn đề này và thành một tác phẩm "vượt thời gian."


Michael Jackson biểu diễn với nhóm anh em Jackson Five


Gần đây ngôi sao teen Miley Cyrus cũng ca bài này

Nhưng khúc ca lạc quan, vui tươi, yêu đời này có thể bị coi như áp đạt? "Zip a dee doo dah" thật sự là một tác phẩm cộng nghiệp hóa. Công ty Disney là một lò sản xuất rất nhiều đồ giải trí. Họ thuê những người nhạc sĩ tài giỏi rành nghề để thực hiện các sản phẩm để kiếm lợi. Phim và bài ca này vẽ khung cảnh khó chấp nhận y như các cụ nông dân nô lệ da đen chỉ sống yêu đời và không có ý thức về tâm trạng của mình.

Tôi nghĩ đây chính là ý của Van Zandt. Nhạc blues là nhạc của dân da đen tự sáng tạo nói đến thực tế của họ. Nhạc này góc từ các loại nhạc dân gian như hò, ca khúc lao động, nhạc tín ngưỡng phản ảnh đời thực của dân da đen Mỹ chưa được giải phóng hoàn toàn. Blues cũng là nhạc tự phát, không thuộc cơ chế thị trường.

Chính ca từ nhạc blues tiết lộ tâm trạng phức tạp của con người. Đây là tương tự nhà văn Milan Kundera viết về tiểu thuyết Don Quixote để nói về "lẽ sống" của nghệ thuật tiểu thuyết. Theo ông thì nghệ thuật này cho chúng ta (theo bản dịch của blogger Nhị Linh) "đối diện với thất bại không thể tránh khỏi ... mà người ta gọi là cuộc đời, là tìm cách hiểu nó."

Nhiều người cũng biết đến ảnh hưởng của nhạc blues với Trịnh Công Sơn. Ông đã nói "Tôi thấy loại nhạc này gần gũi với mình và thấy có khả năng muốn lấy nhạc này để nói lên tâm sự của mình" (trích trong bài của Đặng Tiến) Rõ ràng là Trịnh Công Sơn đã chịu ảnh hưởng của nét nhạc blues trong một số ca khúc như "Phúc âm buồn" và "Hành hương trên đồi cao." Về ca từ thì nhạc sĩ này cũng viết đến tâm trạng phức và đa dạng của người trần gian như Van Zandt chủ trương với nhạc blues.

Bài "Zip-a-dee-doo-dah" xuất phát từ kinh nghiệm sống ảo tưởng và giả vở. Như vậy Van Zandt muốn phân biệt rõ giữa ca nhạc thực và ca nhạc ảo tưởng - giữa chân thật và giả vở. Cách phân biệt này cũng hợp lý, nhưng có phải là đời đòi hỏi mọi người luôn luôn nhìn thẳng vào sự thật? Các đứa trẻ có cần biết đến nỗi niềm của người lớn? Người lớn làm việc vất vả không được phép giải trí, mơ đến một thực tế khác? Đời người rất cần đến "Zip-a-dee-doo-dah." Nhưng tôi cũng nghĩ rằng mọi người muốn trưởng thành thì phải biết đối phó với sự đa dạng cảm giác và các văn hóa phẩm như kiểu nhạc blues.

Không có nhận xét nào: