12 tháng 9, 2010

Một cành mai (A Plum Branch) - Phạm Duy + Phạm Thiên Thư (1971)

Em bé khóc đòi cha, như mẹ khóc đòi con.
A little one cries calling for its father, like a mother cries calling for her child.
Người chồng khóc người vợ, người yêu khóc người yêu.
Husbands cry for wives, lovers cry for lovers.
Nước mắt vẫn đầy vơi, sinh tử vẫn còn đây!
Tears are still full or dry, life and death are still here!
Đời này qua đời nọ, tử sinh vẫn còn kia
This life passes to another one, life and death are still there
U ù u! U u u u U u u! U u u

Ôi máu đã thành sông, xương người đã thành non
Oh blood has become a river, people's bones a mountain
Hận thù như trời bể, hờn căm vẫn còn nghe.
Hatred like sky and ocean, resentments still heard.
Cái chết vẫn còn kia, sao cuộc sống còn mê?
Death is still there, why does life still excite?
Đòi thù, thì oán đời đời,
Call for malice, then there's resentment forever,
Đền nhau chỉ có chút lệ thôi!
Make compensation for each other there's a few teardrops only!
U ù u! U u u u U u u! U u u

Nước mắt bỗng ngừng trôi, khi người đã nguyện dâng
Tears suddenly stop flowing when people have offered prayers
Thân mình làm đuốc hồng, cho đòng lúa trổ bông.
One's body makes a rosy torch, for young rice blossoms.
Cuộc sống chết nào đây? Đau buồn sẽ đổi thay
Has life died here? Sadness and pain change
Đem mình vào kiếp người, thoát khỏi nỗi tử sinh.
Brought us to a human existence to escape the state of life and death.
Nước mắt bỗng ngừng trôi, khi người đã nguyện dâng
Tears suddenly stop flowing when people have offered prayers
Thân mình làm đuốc hồng, cho đòng lúa trổ bông.
One's body makes a rosy torch, so young rice blossoms.

Cành mai đã rụng rơi, rơi rụng xuống cuộc đời.
The plum branch has fallen, fallen down to life.
Một cành mai rụng rời, làn hương vẫn chẳng phai
The plum branch has fallen, the fragrance still hasn't faded at all
Người không riêng của ai, nhân loại vẫn của người
A person isn't anyone's alone, humanity still belongs to a person
Đặt mình trong dòng đời, tử sinh cũng là vui.
Placing us in life's stream, life and death have their happiness.
Một cành mai, mai mãi, mãi mãi...
A plum branch, always, always
Một cành mai, mai mãi, mãi mãi
A plum branch, always, always
Mãi mãi...
Always


"Một cành mai" lạ Đạo Ca số 5 của Phạm Duy sáng tác năm 1971. Phạm Thiên Thư soạn những lời ở trên. Chắc đây là ca từ, không phải là bài thơ. Các chữ ăn khớp với cấu trúc và giai điệu của Phạm Duy, như vậy tôi nghĩ rằng phải có hai người ngồi hợp tắc với nhau. Ca khúc này được sáng tác 4 năm sau sự qua đời của Nhất Chi Mai.

Cấu trúc của bài ca là A-B-A được chia ra thành các đoạn 4 ô nhịp -

a' a''a'' a' a''a'' a' -- b' b' b' -- a'' a'' a'-kéo dài

Các đoạn a có tám hợp âm kéo dài 2 phách lên thang âm -

F g-thứ a-thứ Bb C d-thứ E A (với nốt 4 là D được lưu [suspended])

Các đoạn a' không có ca từ và chỉ có hai giọng lên thang âm song song quãng bốn tịnh hành. Các đoạn a'' thì có ca từ và giai điệu.

Các đoạn b cũng có 4 ô nhịp với các hợp âm kéo dài 2 phách như sau -

A D G A e-thứ D G A

Mô tiến hợp âm (chord progression) của đoạn a' và a'' đi lên cả 7 cung của thang âm F trưởng rồi ở lại trên cung 7 là âm dẫn E, nhưng E kéo dài 4 nhịp này là một kết (cadence) bắt đắc dĩ V-i của điệu thức A. Chuỗi hợp âm này có thể xem theo hai điệu thức khác nhau:

F trưởng: I-ii-iii-IV-V-vi-VII-iii
a thứ: VI-vii-i-II-III-iv-V-i

Nhưng cả hai điệu thức đều không được ổn định. Một vài nhận xét về tình trạng không ổn này: các thang âm đi lên từ F lên E cũng như tình trạng sisyphus - đẩy hòn đá lên đỉnh, rồi phải bắt đầu thêm từ đâu một lần nữa (và mãi mãi). Sinh tử cũng thế. Nếu đã được đi lên (từ E đến) nốt F thì là như được thoát hẳn. Với tính điệu thức trưởng này cấu trúc hòa âm đặt lên trụ F trưởng / A trưởng - hai chính xác hơn FA / AC#. Cuối bài có kết E-A với chữ "mãi," nhưng vì cách trụ hai hợp âm thì đoàn kết này cũng không ổn hặn.

Đi qua các hợp âm của thang âm cũng là thiếu những mô tiến kết thành (cadence) là một cách để rửa qua cả gam nốt. Nếu các bực của thang âm được một hợp âm thì không có âm chủ nào - không có chỗ nào để đậu.

Mô tiến hợp âm của đoạn b thì gây ra một điệu thức rõ rệt là A - là A mixolydian - A B C# D E F# G A - không có âm dẫn là G#. Mô tiến hợp âm của đoạn b là:

A mixolydian - A-D-G-A-e-D-G-A [I-IV-VII-I-v-IV-VII-I)

Có lẽ điều nổi bật nhất của đoạn này là giai điệu đi song song với chuỗi hợp âm ở trên - không có chất đối vị nào. Còn trong 8 hợp âm có tỉ lệ lớn là hợp âm trưởng.

Nói chung bài ca có tính "trưởng." Mô típ đầu của bài ca là hợp âm F trưởng (A-C-C-F / "Em bé khóc người"). Tiếp theo là hợp âm C trưởng (G-G-E-G-C / "cha, như mẹ khó đòi"). Cuối đoạn a' có mô típ E trưởng (B-E-G# / "tử sinh vẫn"). Hợp âm trưởng cũng gợi lên những cảm tưởng lạc quan, những niềm hy vọng.

Đoạn B bắt đầu với mô típ A trưởng (C#-E-E-A / "Nước mắt bỗng ngừng"). Tiếp theo là mô típ G trưởng (D-B-G-B-G / "trôi, khi người đã nguyện").

Ca từ này tất nhiên có hình ảnh "đuốc." Đuốc của Nhất Chi Mai là: "Thân mình làm đuốc hồng, cho đòng lúa trổ bông." Đuốc của Lê Văn Tám thì: "Bó đuốc sống sáng ngời / Soi đường cho Đội em tiến nhanh." Trong hai trường hợp này vai trò của đuốc làm cho nuôi dưỡng và hướng dẫn lớp trẻ đến sau - "lúa trổ bóng" và "Đội em." Tất nhiên hình ảnh của ca từ Phạm Thiên Thư tinh vị hơn và không có tính cổ vũ. Vai trò của Nhất Chi Mai là nói lên lời cho những người không có giọng nói, là nhắn nhủ cho những người có tâm lòng.

Bài ca này không thiếu những nét sầu. Tiếng khóc, nước mắt này thuộc về chiến tranh và chắc người ta cũng khóc cho sự ra đi của Nhất Chi Mai. Thi sĩ không cho người nghe đắm mình trong nỗi buồn nhưng muốn giúp chúng ta hiểu rằng tình trạng buồn đau thuộc cái gì lớn lao hơn, có ý nghĩa hơn.

"Nước mắt vẫn đầy vơi, sinh tử vẫn còn đây! / Đời này qua đời nọ, tử sinh vẫn còn kia." Phạm Thiên Thư viết về ca từ này về chiến tranh, nhưng ý ông ở đây là triết lý Phật giáo viết tắt. Thời hòa bình thì kiếp người vẫn thế. Nhưng muốn bớt đi đau khổ kiếp người thì mọi người nên sống khoan dung, đừng căm thù. "Đòi thù, thì oán đời đời, / Đền nhau chỉ có chút lệ thôi!" Ý chính của bài này là sự tha thứ. Nếu mọi người có khả năng tha thứ và "đền nhau" thì hết chiến tranh. Đây không phải là lối "oanh liệt." Song cách làm của Nhất Chi Mai là lối nhân đạo.

Đoạn cuối của bài này thì viết về cá nhân Nhất Chi Mai - một cành mai - là tưởng niệm Nhất Chi Mai: "Một cành mai rụng rời, làn hương vẫn chẳng phai / Người không riêng của ai, nhân loại vẫn của người." Nhất Chi Mai làm việc cá nhân, nhưng làm cho cái chung, cho nhân loại. Vì vậy hương hoa này không phai - sẽ thành vĩ đại.



Thái Thanh trình diễn ở trên không y hệt bản nhạc ca khúc "Một cành hoa" (có lặp lại một số từ ở đoạn B, và nhiều lần hợp âm A với nốt D được lưu thành A trưởng).

1 nhận xét:

Titi nói...

Bài này hay quá. Cám ơn anh đã dịch :-)