10 tháng 5, 2010

Những quan điểm văn hóa, văn nghệ trong Đại hội Đảng lần thứ VI - trích (Some Standpoints About Culture and the Arts at the Sixth Party Congress)

trong quyển Trần Độ, Đổi mới và chính sách xã hội, văn hóa [Renovation and Cultural and Artistic Policy] Nxb TPHCM, 1988; tr. 9-26.

Bài này vốn đăng trên tạp chí Văn nghệ số 6 (7-2-1987). Bản ấy đăng lại trên mạng.

tr. 12 - Và trong Báo cáo Chính trị thì viết: "Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới đặc biệt chú ý xây dựng quan hệ xã hội và lối sống lành mạnh, khắc phục các hiện tượng tiêu cực; giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ, nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng và những giá trị văn hóa khác của truyền thống dân tộc và cách mạng".

And in the Political Report it is written: "In the cause of constructing a new culture pay special attention to building a relationship between society and a wholesome lifestyle, overcome negative phenomena; maintain and develop a democratic and humanitarian spirit, heroism and other cultural values of our national and revolutionary traditions."

tr. 13-14 - Hiện nay ta phải xây dựng một nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa. Chúng ta chưa dự đoán được nền văn hóa văn nghệ của giai đoạn cộng sản chủ nghĩa và thế giới đại đồng nó như thế nào. Nhưng rõ ràng trong một thời gian còn khá dài nữa, mỗi nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa còn phải gắn với dân tộc, của một dân tộc. Màu sắc dân tộc khác nhau của văn hóa làm cho văn hóa thế giới phong phú tốt đẹp hơn. Công thức "một nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đàn bản sắc dân tộc" vẫn nhất quán tinh thần với công thức đã nêu ở Đại hội IV và V: "một nền văn hóa nội dung xã hội chủ nghĩa, tính chất dân tộc", nhưng nó được diễn tả đầy đủ hơn, chính xác hơn, hợp lý hơn, nó bao hàm cả ý nghĩa quốc tế và dân tộc của văn hóa xã hội chủ nghĩa. Khi ta nói "đậm đà bản sắc dân tộc" là ta yêu cầu nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải mang rõ rệt trong mình những sắc thái (hoặc một sắc thái) cơ bản thể hiện rõ cái dáng vẻ, cái bộ / mặt riêng của Việt Nam, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nói như thế cũng bao hàm ý nghĩa văn hóa Việt Nam phải kế thừa được đầy đủ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của cách mạng. Nhưng phải nói các di sản văn hóa của Việt Nam rất phong phú mà cũng rất phức tạp nặng nề. Đại hội lần này định hướng cơ bản cho việc kế thừa là "giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng". Đó là những truyền thống tốt đẹp. Nó tốt đẹp vì nó phù hợp với những giá trị văn hóa xã hội chủ nghĩa. Khi Báo cáo Chính trị còn có thêm câu "... và những giá trị văn hóa khác của truyền thống dân tộc và cách mạng" thì ta cũng cần hiểu các giá trị văn hóa khác đây cũng là những giá trị gần gụi với dân chủ, nhân đạo và anh hùng, chứ không phải là những cái gì đi ngược lại với dân chủ, nhân đạo và anh hùng. Sự định hướng này có ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt động văn hóa của ta.

At present we must construct socialist culture and arts. We haven't yet predicted what the culture and arts of the communist period and world concord will be like. But it's clear that for a fairly long time forward, every socialist culture and art must be linked to nation, to a nation. The differing national shades of culture make the world's culture richer and finer. The formula "a socialist culture and art exuberant with national color" is still consistent in spirit with the formula raised at the Fourth and Fifth Congress: "a culture with socialist content, and national character," but it is described more fully, exactly and logically, it includes both the international and national meanings of socialist culture. When we speak of "exuberant with national color" it means that we require that socialist culture and art must bring within it fundamental shades (or a shade) that realize an individual air and appearance of Vietnam, of Vietnam's ethnic communities. Speaking this way also means that Vietnamese culture must fully inherit the fine traditions of the nation and of the revolution. But it must be said that Vietnam's cultural legacies are very rich and also seriously complicated. The congress's fundamental orientation this time was toward inheritance, that is to "maintain and develop democratic, humanitarian, heroic spirit." These are fine traditions. They're fine because they fit with the value of socialist culture. When the Political Report had this additional sentence "...other cultural values of the national and revolutionary tradition" we need to understand that other cultural values are close to democracy, humanitarianism and heroism, not contrary to democracy, humanitarianism and heroism. This orientation is very important in our cultural activity.

tr. 17-18 - Tất cả đều toát lên một tinh thần nhất quán đòi hỏi các chính sách cụ thể phải thể hiện được. Đó là thái độ của Đảng đối với các năng lực sáng tạo, với lao động nghệ thuật. Tinh thần của Báo cáo Chính trị là thừa nhận rõ rệt là có thứ "lao động nghệ thuật". Đó là / lao động, chứ không phải chỉ là những hoạt động vui chơi phù phiếm. Các nghệ sĩ phải lao động, và thứ lao động nghệ thuật có những đặc thù, những khó khăn phức tạp không phải ai cũng làm được. Chính vì vậy, lao động nghệ thuật cần phải được đãi ngộ xứng đáng.

All of this is imbued with a spirit consistent with the concrete policy that must be realized. That is the attitude of the Party towards creative capacity, with artistic labor. The spirit of the Political Report acknowledges clearly that there is "artistic labor". That is labor, it's not just frivolous play. Artists must labor, and this artistic labor has its own characteristics and complicated problems that not just anybody can do. Because of this, artistic labor must be treated appropriately.

p. 19 - Chính sách đối với trí thức, bao gồm cả trí thức khoa học, trí thức chính trị - xã hội, và trí thức nghệ thuật. Đối với trí thức, có một yêu cầu chung là "đánh giá đúng năng lực", "sử dụng đúng năng lực", và "tạo điều kiện phát triển năng lực". Chỉ có đánh giá đúng thì mới sử dụng đúng được, có sử dụng đúng thì mới phát triển được năng lực. Muốn đánh giá đúng phải có sự hiểu biết đến mức cần thiết, hiểu biết đến bản chất sự việc mới có quyền đánh giá. Các người trí thức thông thường có nguyện vọng rất sâu sắc là yêu cầu được đánh giá đúng.

The policy towards intellectuals includes those of science, socio-politics, as well as artistic intellectuals. Towards intellectuals, there is a general demand to "correctly appraise capacity," "correctly use capacity," and to "create conditions to develop capacity." It's only through correct appraisal that this can be correctly used, and it's through correct use that one can develop capacity. If you want a correct appraisal then there must be a necessary level of understanding, only in understanding the essence of the work does one have the authority to appraise it. Intellectuals common have a profound aspiration and that is the requirement they be correctly appraised.

p. 21 - Để giáo dục và phát triển toàn diện con người thì việc xây dựng tình cảm là việc cực kỳ quan trọng. Tình cảm lành mạnh, tình cảm tốt đẹp càng mãnh liệt bao nhiêu, càng tác động đến ý thức đạo đức mạnh mẽ bấy nhiêu, càng tạo nên năng lực hành động cao và mạnh bấy nhiêu, càng làm cho ý chí được vững vàng kiên định. Giáo dục tình cảm là một thành tố cực kỳ quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng của Đảng. Thế mà trong việc ấy không có hình thái ý thức nào thay thế được văn học nghệ thuật. Các sản phẩm văn học nghệ thuật vừa là những món ăn tinh thần không thể thiếu của đời sống con người vừa là những môn thuốc đặc hiệu nâng cao tình cảm con người. Không thể coi nó chỉ là những trò, những phương tiện để giải trí, vui chơi.

To educate and develop people in all their aspects, the construction of sentiments is extremely important. The stronger wholesome sentiments are, the finer sentiments are, then the stronger the effect upon moral consciousness, the more active refined capacity is created, and this makes the will more assured and consistent. Education of the sentiments is an extremely important component in the ideological work of the Party. Yet, in this work there is no form of consciousness that can substitute for literature and the arts. Literary and artistic works are spiritual dishes that people cannot lack in their lives and are a specific course of medicine to elevate people's sentiments. You cannot view them as games or means to relax or play.

p. 25 - Những vấn đề này có mới không? Có người thấy hình như không có gì mới. Bởi vì hình như cũng đã nghe và đọc ở đâu những câu những chữ như thế. Cái mới ở đây không phải là có những ý, những câu, những chữ hoàn toàn mới lạ, chưa ai nghe thấy ở đâu, đọc thấy ở đâu... Cái mới ở đây là nó "không như cũ". Nghĩa là đối với các vấn đề nói trên trước đây cách đề cập và cách diễn giải khác và nay đề cập, diễn giải khác. Đó là một sự phát triển, sự phát triển đi lên của trình độ lãnh đạo của Đảng ta.

Are these issues new? There are those who will say that it seems there's nothing new. Because it seems that we've heard and read words and letters like these. The new here is not any completely new or unusual words that nobody has ever read or seen... The new here is that it's "not like the old." Meaning that with the issues addressed above, before there was a different manner of raising and explaining them, and now there's a different way of raising and explaining them. That is a development, a development of a higher level of leadership of our Party.



Bài này được viết trước Nghị quyết 05 về Văn hóa Văn nghệ. Hình như mục đích của bài này là tìm hiểu đến cách để áp dụng sức lao động của các nhà hoạt động văn hóa. Hình như thuở trước thì lãnh đạo Đảng chưa hiểu biết về lao động văn hóa, vậy không đánh giá đúng hiệu quả của lao động văn hóa và các nhà hoạt động văn hóa. Trần Độ viết bài này để giúp các người có quyền phát hiện và phát huy đúng sự năng lực sẵn có của các nhà hoạt động văn hóa. Theo cách suy nghĩ này thì các văn nghệ sĩ sẽ không biết cách làm việc đúng nếu không có kiểu hưởng dẫn như Trần Độ nêu lên. Nhưng một điều hay là hoạt động văn hóa được coi trọng ở đay: "lao động nghệ thuật cần phải được đãi ngộ xứng đáng."

Làm sao phát triển năng lực của các người hoạt động văn hóa để họ được khả năng "xây dựng tình cảm" con người và xã hội? Con người chỉ thấm được tình cảm được trao cho mọi người trong những quan hệ xã giao bình thường thì chưa đến mức cao cả theo Trần Độ. Các sản phẩm của các nhà hoạt động văn hóa phải "là những môn thuốc đặc hiệu nâng cao tình cảm con người." Vậy các người tham gia văn hóa, văn nghệ có trách nhiệm cao quá.

Một điều đáng kể là Trần Độ cảm thấy phải trả lời câu hỏi: "Những vấn đề này có mới không?" Tôi nghĩ về nhiều mặt thì phải trả lời "không." Vẫn có một khối người có quyền muốn điều khiển những người hoạt động văn hóa văn nghệ. Nhưng có lẽ họ đang nhận thức rằng điều khiển các văn nghệ sĩ quá chặt chẽ thì không còn kết quả hay. Bài này cũng ít đề cập đến vấn đề giai cấp và không nói gì đến quần chúng, đại chúng gì cả.

Không có nhận xét nào: