28 tháng 1, 2010

Cờ đỏ: Một lịch sử cộng sản chủ nghĩa



Tôi có đọc hơn một nửa một quyển sách rất hay là The Red Flag: A History of Communism của David Priestland (New York: Grove Press, 2009). Ông Priestland định nghĩa chủ nghĩa Cộng sản là "một hệ thống chính trị có người sống kiểu hợp tác và nắm giữ tài sản chung (a political system in which men live cooperatively and hold property in common, tr. xxii-xxiii). Mầm non của chủ nghĩa Cộng sản là cách mạng Pháp.

Ông chia ra ba luồng, tức thái độ của Chủ nghĩa Mác. Thứ nhất là Romantic Marxism (Chủ nghĩa Mác Lãng mạn) là "quan tâm đến tính đích thực và sức sáng tạo của con người hơn việc chiếm quyền chính trị và xây lên những quốc hiện đại" (more interested in human authenticity and creativity than in taking political power and building modern states, tr. xxii.). Thái độ này phổ biên nhất trong giới trí thức Tây phương và thuộc về ý muốn giải phóng nhân loại, ước đến một xã hội lý tưởng.

Thái độ thứ hai là Modernist Marxism (Chủ nghĩa Mác hiện đại) là "tư tưởng muốn phát triển kinh tế kiểu kỹ trị--của các nhà chuyên môn được đào tạo thực hiện, của sự kế hoạch hóa tập trung và kỷ luật." (an ideology of technocratic economic development--of the educated expert, the central plan and discipline, tr. xxiv). Thái độ này hay nhắc khoa học và tổ chức, có lý trí, có kế hoạch. Họ chủ trương phải phát triển một tầng lớp dân "vừa đỏ, vừa chuyên."

Thái độ thứ ba là Radical Marxism (Chủ nghĩa Mác cấp tiến) là "huy động quần chúng, sự nhảy vượt qua nhanh chóng đến cái hiện đại, của sự nhiệt tình cách mạng, của dân chủ kiểu cuộc biểu tình và tính bình đẳng qua loa" (mobilized masses, of rapid 'leaps forward' to modernity, of revolutionary enthusiasm, mass-meeting 'democracy' and a rough-and-ready equality, tr. xxiv). Thái độ này chủ trương rằng lòng trung thành với tư tưởng quan trọng hơn tính chuyện môn. Chủ nghĩa Mác cấp tiến cũng là Chủ nghĩa Mác của sự xung phong và cách mạng văn hóa. Đây cũng là Chủ nghĩa Mác của sự khủng bố.

Việt Nam đã từng có ba yếu tố này nhưng tôi nghĩ rằng từ những năm đổi mới họ theo Modern Marxism trên hết.

Không có nhận xét nào: