9 tháng 12, 2009

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành TW Đảng (Khoá VVI) số 4 - vài suy nghĩ

Nghị quyết này cũng rất giống Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ ngày 28.11.1987 của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ liệu này vẫn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Đến năm 1993 thì Nghị quyết 04 cũng đề cập đến thành tựu trong lãnh vực văn hóa, nhưng các thành tựu là do "Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị khoá VI đã tạo điều kiện."

Nghị quyết 04 dù có nói đến các thành tựu nhưng có nói đến khó khăn và thiếu xót nhiều hơn -- "nhiều điều đáng lo ngại." Một trong những khó khăn chính là "sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu." Nghị quyết 05 năm 1997 nhờ nhiều và quan niệm quốc tế của Liên-Xô về lý thuyết Mác-Lê (Nghị quyết 04 năm 1993 thiếu chữ Mác, nhữ Lê).

Cái vấn đề khó giải quyết nhất là làm sao mà được "đáp ứng ... nhu cầu hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân" khi mà một tỷ lệ nào đó đáng kể của các tầng lớp nhân dân có "thị hiếu không lành mạnh"? Có nghị quyết nào có thể làm cho giảm số lượng những người dân có thị hiếu không lành mạnh? Hình như Nghị quyết 04 năm 1993 sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Có hai yếu tố làm cho "cho tình hình tiêu cực xảy ra nghiêm trọng và kéo dài" - một yếu tố nằm ở trong, một yếu tố nằm ở ngoài. Ở trong thì "lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước từ trung ương đến các cấp đã buông lỏng, hữu khuynh." Chữ hữu khuynh (hay tả khuynh) luôn luôn làm cho tôi gãi đầu. Hữu khuynh thì có một nguồn định nghĩa là "thiên về bảo thủ, phản đối cải cách, phản đối tiến bộ." Nhưng sự bảo thủ không hẳn là xấu. Việc muốn bảo vệ sự truyền thống, những nét đẹp từ xưa cũng phải gọi là bảo thủ / hữu khuynh. Nhưng vấn đề này tôi nghĩ không thuộc về hữu/tả nhưng về vấn đề thực hiện một hệ thống luật lệ có thể đoán trước đến các trường hợp mà dân Việt Nam sẽ lầm vào những tình cảnh không lành mạnh. Chỉ có việc là "thiếu những luật lệ, thể chế của Nhà nước," nhưng Nhà nước đang yếu về mặt tài chính - "thiếu đầu tư thích đáng cho lĩnh vực văn hoá, văn nghệ."

Luật lệ và thể chế thì cứ viết đến cùng. Đầu tư thì lấy vốn từ đâu? Nhưng cũng có một vấn đề nữa là "lối sống chạy theo đồng tiền." Lối sống ấy chỉ ảnh hưởng đến quần chúng hay có ảnh hưởng "lãnh đạo của Đảng và quản lý và quản lý của nhà nước" nữa? Tôi nghĩ rằng sự "buông lỏng" hoàn toàn thuộc về việc chạy theo tiền - sự buông lỏng trong công việc xây ra khi một nhân viên, quan chức không tôn trọng công việc của mình. Một người ăn lương thấp lắm khi không tôn trọng các việc phải làm. Tại sao "một số cấp uỷ và cơ quan nhà nước không kịp thời phân rõ đúng sai, thường né tránh, rụt rè trong việc xử lý; cũng có nơi sử dụng những biện pháp hành chính không thích hợp"? Tôi nghĩ phải nhìn vào tâm lý và điều kiện sinh sống của các nhân viên để hiểu và giải quyết vấn đề đó. Làm thêm pháp luật không đủ. "Phê phán cái sai, lên án cái ác, cái xấu là để hướng con người tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp" cũng không đủ (dù nghe rất chủ nghĩa Mao).

Ở trên là vấn đề nội. Vấn đề ngoài là "thế lực thù địch." Năm 1993 "thù địch" là ai? Tài liệu này chỉ mô tả một số việc của thù địch là "lợi dụng những tác phẩm xấu để chống phá ta" và làm ra những "luận điệu độc hại." Làm sao mà thù địch không tên này có thế lực / 勢力 / power to influence? Tôi nghĩ thế lực thù địch phải đồng nghĩa với "cơ chế thị trường." Ban Chấp hành Trung Ương Đảng phải thực hiện Nghị quyết 04 năm 1993 vì Nghị quyết 05 năm 1987 không đủ - "chưa đánh giá thật đúng tính phức tạp của cuộc đấu tranh trên mặt trận này, chưa lường trước và đề ra được những biện pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đối với văn hoá, văn nghệ."

Đây thật sự là một culture war - cuộc chiến văn hóa bằng phương tiện chính trị. Như vậy phải khôi phục châm ngôn của Bác Hồ: "Văn hoá, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy." Hồ Chí Minh nói câu này lúc Việt Nam chưa độc lập, lúc chiến tranh thật. Cuộc culture war này được coi là cần thiết vì Việt Nam không muốn đóng cửa đối với thế giới như Bắc Triều Tiên chằng hạn. Nhưng có mở cửa thì sẽ có "sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại."

Rút cuộc thì Việt Nam phải "khắc phục tình trạng 'hành chính hoá' các tổ chức văn hoá, nghệ thuật và xu hướng 'thương mại hoá' trong lĩnh vực này." Chủ trường xã hội hóa nhằm điều chỉnh tình hình này - là bớt đi tính bao cấp / quan liệu và tìm thêm vốn ở xã hội để làm việc văn hóa. Nhưng công cụ chính để bớt đi ảnh hưởng tai hại của lãnh vực thương mại là cơ chế hành chính của nhà nước. Rồi cơ chế hành chính ấy rất dễ bị "buông lỏng" do những yếu tố kinh tế. Theo tôi biết không có ai bao giờ thắng trong một cuộc culture war - chỉ có chiến tranh liên miên.

Không có nhận xét nào: