29 tháng 11, 2009

rạp Nga "đậm đà bản sắc"



Ông Putin đứng ở đây trông cứng và lạc loài. Nhưng ông rất giỏi và hiểu biết - theo cách xã hội chủ nghĩa, và quốc gia chủ nghĩa.

Putin ca ngợi các tay nghề rap Nga:

"I have to say that young people involved in these arts in our country give them their own Russian charm," Putin said in televised remarks Friday night. "Because rap ... is being filled with social content, discusses problems of the youth."

Tôi phải nói rằng những người trẻ tham gia các loại nghệ thuật này và đưa vào chúng cái chất đậm đà bản sắc nước Nga" Putin phát biểu trên truyền hình tối thứ sáu. "Vì rap được làm đầy với nội dung có chất xã hội, bàn đến các vấn đề của lứa thanh niên."

Quay về Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ ngày 28.11.1987 thì có những ý na ná Putin hiện nay. Tôi dịch "charm" là "đậm đà" - tôi không biết tiếng Nga để biết Putin có nói chính xác như thế nào. Nghị quyết 05 cho rằng "những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc." Và đòi hỏi "tác phẩm văn học, nghệ thuật ... đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng."

Nghĩa là không bao lâu nữa Nguyễn Minh Triết sẽ đứng trên sân khấu cùng các rapper. Trên blog của tạp chí Economist có người viết rằng "obviously, he's not thinking of rap as an American art form. Or if he is, he's taking pains to recharacterise it as a Russian one, too." [tất nhiên ông không có nghĩ tới rap như một nghệ thuật nước Mỹ. Hay nếu có ông muốn nhấn mạnh phải định rõ lại đặc điểm rap theo kiểu Nga nữa.]

Gần đây có hay nhà phê bình nhạc phổ thông, Sascha Frere-JonesSimon Reynolds cho rằng rap / hiphop "đã chết rồi." Tôi không thể đồng ý vì khắp các phố phường ở đây thì vẫn còn đầy đủ rap. Và hiện nay có các loại rap hiphop quốc tế nữa.



Ở nhiều nước như Việt Nam chẳng hạn thì có vẻ như rap là một loại hàng "sang" một chút. Chỉ có những thanh niên khá giả và có ít nhiều học thức tham gia. Rap thuần tuý nhất ở Mỹ là của những kẻ vô loại nhất trong xã hội Mỹ.

Cuối blog của tạp chí Economist cũng viết về breakdancing của Việt Nam:

"The best breakdancing show I ever saw was a French troupe performing in West Africa, though a German guy I saw a few years ago was pretty amazing too. A couple of weeks ago I saw a Danish group, followed by a Vietnamese one. The Vietnamese were much better. But I have to qualify the point about the dissociation of hip-hop from American values, or African-American ones, anyway. There is something embedded in the physical language of breakdancing that carries a certain cocky, sarcastic, funky individualism. Cultures that already share those poses, such as Russia or Mali, assimilate that body language seamlessly, so that the national origin disappears. But watching Vietnamese teenagers move that way is an alien, electric experience. That really does look like a culture cracking open and recombining with others, with or without ideological approval."

Ông cho rằng là vừa lạ vừa thú vị. "Nhưng nhì các teen Việt chuyển động kiểu ấy là một điều xa lạ và kích động. Thế đấy rất có vẻ như một nền văn hoá rạn nứt mở ra và kết hợp lại với những nền văn hoá khác, có hay không được có sự chấp thuận về tư tưởng."

Không có nhận xét nào: