18 tháng 11, 2009

Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ - vài suy nghĩ

Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ ngày 28.11.1987 của Đảng cộng sản Việt Nam là một tài liệu căn bản của thời đổi mới. Tài liệu này có Nguyễn Văn Linh ký tên nhưng hình như Trần Độ là tác giả. Hai người đều là nhà cách mạng lão thành. Tôi không tìm được tài liệu trên những trang chính thức như Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Nguồn tài liệu này là Hồi ký Trần Độ, một sách không được phép lưu hành ở Việt Nam.

Tôi muốn so sánh Nghị quyết 05 với Đề cương văn hóa của năm 1943. Hai văn bản đều khẳng định sự lãnh đạo của Đảng (năm 1943 là Đảng Cộng Sản Đông Dương) về lĩnh vực văn hóa. Năm 1943 Trường Chinh viết rằng "đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong." Năm 1987 thì Trần Độ viết "Trong lịch sử Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc giành được độc lập, tự do và đã mang lại quyền tự do sáng tác chân chính cho văn nghệ sĩ." Từ "phải" đến "đã."

Đề cương văn hóa được viết cho độc giả nào? Hình như là tất cả các người Việt toàn cầu? Tài liệu này không viết gì đến thù hay địch gì cả nhưng điều rõ là nó chống hai chế độ Pháp và Nhật (lúc bấy giờ cả hai đều là phát xít). ĐCVH cũng chống các thái độ phong kiến, nô dịch, thực dân, tiêu tư sản.

Nghị quyết 05 thì có thù có địch - đại khái là thành phần phản động. Phản động có ý nghĩa "phong kiến, thực dân, tư sản" - giống năm 1943. Năm 1987 rất có thể phải coi thế giới tư bản là địch. Những kẻ thù địch làm thế nào: họ "hòng biến văn hóa, văn nghệ thành phương tiện gieo rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa." Ở chỗ khác có nhắc đến vấn đề văn hóa, văn nghệ đối trụy nữa. Năm 1943 trong ĐCVH thì cái vấn đề là văn hóa bị "bảo thủ, chiết chung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm." Năm 1987 thì mặt thần bí vẫn là một vấn đề như vậy vẫn phải "Bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục."

Rất khó hiểu tại sao địch phản động đã vẫn còn đất sống - "các tổ chức, thể chế" được "xóa bỏ." Sức mạnh của địch có phép lạ. Vì thiếu đất sống thì những kẻ phản động "xâm nhập."

Tôi vẫn không rõ lắm chính ai là những kẻ có âm mưu "giao rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa"? Năm 1987 có phải là ông Ronald Reagan, bà Margaret Thatcher, và ông Pol Pot nữa? Có phải là những người Việt hải ngọai không được cải tạo tư tưởng thành con người mới, hay có phải những người bán đồ lậu (văn hóa phẩm xấu) ở các chợ đen?

Trong NQ05 có hai đoàn bắt đầu với đại từ "Chúng ta." Chúng ta có ý nghĩa là một nhóm hay một khối người nói với nhau, nói cho nhau nghe. Ở đây "chúng ta" gồm những ai? Nhất định tôi nằm ở ngoài từ "chúng ta" ấy. Nhất định trong "chúng ta" có cấp lãnh đạo. Cũng có thể "chúng ta" gồm các đảng viên và các người được thành con người mới rồi.

Gần đầu bài này có viết đến những thành công của "chúng ta": "Đã xuất hiện một số tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng." Một số thì không nhiều lắm, phải không? Trong một đoạn sau khi "nhìn thẳng vào sự thật" thì viết "cần nhận rõ chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ nói chung còn thấp, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị còn ít, tiềm năng sáng tạo chưa được phát huy đầy đủ, bệnh phô trương hình thức, công thức, sơ lược còn nặng." Ý nghĩa "nói chung" rộng rãi hơn "một số."

Tôi rất muốn ai (nhất là một con người mới) phân tích chất lượng tốt năm 1987 là thế nào? Và giá trị ít là thế nào? Tất cả các tác phẩm thuở ấy đều được bao cấp, nghĩa là được sự bảo trợ của nhà nước. Đại khái những người có độc quyền đánh giá giá trị nghệ thuật của các tác phẩm cho rằng giá trị của các văn nghệ sĩ còn kém, còn ít - nói chung.

Thời ĐCVH thì có ba yếu tố chính là "dân tộc hóa," "đại chúng hóa," và "khoa học hóa." NQ05 thì vẫn coi trọng tính dân tộc: "nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc." Tính khoa học thì có lẽ được nhấn mạnh nhiều hơn. Trong NQ05 có lẽ điều cấp thiết nhất là Việt Nam phải phát triển kịp với thế giới ở ngoại. Phải "tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật hiện đại của thế giới."

Khái niệm đại chúng thì như không còn trong NQ05. Ở đây có chữ "dân chúng" nhưng dân chúng ở đây là như khán giả, độc giả nhìn đại khái. Từ "đại chúng" nghe rất là tư tưởng Mao Trạch Đông mà không còn thịnh hành ở Việt Nam.

Nhưng trong NQ05 thì tính đại chúng được thay thế với tính quốc tế. Đó là khái niệm Lê-nin là làm cách mạng quốc tế để dân hoàn cầu đoàn kết với nhau đến cùng. Phải "phát triển quan hệ quốc tế về văn hóa nhằm tăng cường hiểu biết và làm phong phú lẫn nhau giữa các nền văn hóa." Vì tư tưởng Mao trong ĐCVH thì văn hóa bị hẹp hỏi đến mức phải chống triết ly của Kant và Descartes.

Năm 1987 thì "Hợp tác toàn diện về văn hóa, văn nghệ" với ai? Trước hết với Liên Xô (Mùa xuân từ những bàn tay / Với tấm lòng Việt Nam Liên Xô). Thứ hai với Campuchea - lúc ấy Campuchea như là nước được sự bảo hộ (protectorate) của Việt Nam (tôi nghĩ rằng Việt Nam nên được biết ơn vì có đuổi bọn Pol Pot). Thứ ba với Ấn Độ (là một nước non-aligned / không liên kết), rồi "các nước khu vực Đông Nam Á." Cuối cùng là "các nước phương Tây" (do chắc vẫn bị dị ứng với chủ nghĩa tư bản).

Người ta có nhắc đến cuộc đổi mới như là một thời của Việt Nam được phóng khoáng hơn. Có lẽ là đúng như thế, nhưng tài liệu này tôi thấy còn rất bảo thủ. "Nền văn hóa mới Việt Nam xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin." "[C]ác nhà hoạt động văn học và nghệ thuật phải là những chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, chăm lo bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin." Như tôi nói ở trên chỉ có thay thế cụ Mao bằng cụ Lê. Nhưng như thế là khá tiến bộ rồi.

Hình như lúc nào người nhớ đến NQ05 thì họ nhắc đến câu:

Tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng.

Ý này đẹp lắm. Nhưng tự do trong tài liệu này còn nhiều điều kiện. Tự do phải "nằm trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo và được quy định bởi trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội." Còn nữa tự do này có nghĩa là "không vi phạm pháp luật, không phản động, và không đối truỵ." Khái niệm phản động và đối trụy có những lúc phải coi như có ý nghĩa rất rộng rãi. Có những thời mà cùm từ như "anh yêu em" hay "anh buồn nhớ em," "trả lại những ngày tháng cho em" hay "xích lại gần em" bị coi là phản động hay đối trụy.

Cái điều tốt nữa là trong NQ05 coi trọng văn nghệ sĩ và trí thức. Tài liệu này chủ trương "Bảo đảm các điều kiện tinh thần, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi về vật chất cho các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật yên tâm, phấn khởi làm việc." Nhưng từ thời này thì điều kiện vật chất bắt đầu phải nhờ vào việc "khai thác các tiềm năng về kinh tế, tài chính trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ." Đây là bước đi đầu tiên của chủ trương "xã hội hóa" văn hóa. Song từ "hoạt động kinh doanh" đến "chạy theo tiền" và "khuynh hướng thương mai" có xa không?

Ngồi đọc từ liệu này năm 2009 trên mảnh đất tư bản thì những chùm từ như "cách mạng tư tưởng và văn hóa" và "sự nghệp xây dựng chủ nghĩa" nghe lạ và viển vông. Không phải tôi chống hẳn các ý này nhưng ngày tháng càng trôi qua thì mục đích này càng xa. Tôi cũng mong đến những "tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng."

Từ 1987 đến hiện nay nước Việt Nam tôi xin hỏi có tác phẩm đến các tác phẩm đáp ứng nhu cầu này không? Về âm nhạc các bài ca Trần Tiến phong cách Đối Thoại 87 được viết trước từ liệu này. Có lẽ hai bài "Lambada quê ta" và "Sói con ngơ ngác" đáp ứng nhu cầu trên? Các bài "Kiếp đỏ đen" và "Lời sám hối của người hấp hối" của Duy Mạnh (chắc không được coi là "tốt")? Một số tác phẩm của Lê Minh Sơn? Xin các bạn góp ý.

Không có nhận xét nào: