24 tháng 12, 2008

Phác thảo về điệu Boston

Boston, phần 1 magnify
Hai bố con ở thành cổ Boston, tháng 4 năm 2007 lúc Hội thảo Popular Culture Association (nhân dịp đọc bài "Dreams of a Soldier's Life”: The Songs of 1947, Year One in the Resistance in North Vietnam")

Đoàn đầu

Gần đây bạn Oasis đặt câu hỏi về nguồn gốc của Boston - một nhịp điệu khá phổ biến và thích thú đối với người Việt. Tôi chưa được biết nhiều lắm về nhịp Boston vì chưa bao giờ suy nghĩ nhiều về nhịp điệu ấy. Một lý do là vì nhịp Boston không phổ biến ở Mỹ đã nhiều năm rồi. Hình như trong thế kỷ 20 nhịp điệu này được phổ biến hơn ở Pháp.

Hình như đã có rất nhiều kiểu khiêu vũ với tên gọi Boston (xem bài sơ khải của Wikipedia). Theo Webster's Dictionary xuất bản năm 1966 thì "Boston" là "a dance somewhat like a waltz" (một loại khiêu vũ giống giống nhịp valse). Từ điển Oxford English Dictionary là tiêu chuẩn của tiếng Anh có nói đến sự nguồn gốc của phong cách khiêu vũ Boston từ một loại múa gọi là Boston Dip (dip ở đây là như cúi xuống) viết đến trong một tài liệu năm 1879.

"When stepping with the right foot, the left knee is slightly bent, producing the dip, from which the name Boston Dip was derived." (Khi bước đi với chân phải, đầu gối chân trai được gập một ít, từ đó tên gọi Boston được xuất phát) - Allen Dodworth, Dancing and Its Relations to Education and Social Life, with a New Method of Instruction [Khiêu vũ và quan hệ của nó đối với giáo dục và đời sống xã hội với một phương pháp hướng dẫn mới] (New York: Harper & Brothers, 1885).

Đoàn hai

Boston, phần 2 magnify
Trinity Church ở Boston, chụp tháng 4 2007

Một website tiếng Pháp rằng:

Valse chậm [La Valse lente]

"Đầu thế kỷ 19, điệu valse trở thành phổ biến tại nhiều khu của Đức và Áo, những biến thể phát triển lấy tên của các miền địa phương nguồn gốc. Sự biến thể thành ra "Landl của cái Enns" ở Bắc Áo trở nên rất phổng thống, và được biết đến ít nhiều với tên gọi Landler. Năm 1800, nhịp điệu ấy được múa với những bước lượn và quay như điệu valse nhưng với một nhịp chậm hơn.
Cùng thời có xuất hiện ở Mỹ đến năm 1870 một loại khiêu vũ với tên Boston, có quan hệ với điệu valse nhưng múa với nhịp điêu 2 hoặc 3 chậm, các đôi nhảy giữ mông của họ."
[Au début du XIXe siècle, la valse devint populaire dans de nombreuses régions d'Allemagne et d'Autriche, des variantes se développant qui prenaient le nom de leur région d'origine. La variante venant de "Landl ob der Enns" en Autriche du Nord devint très populaire, et se fit connaître un peu partout sous le nom de Landler. En 1800, elle se dansait avec un pas glissants et tournants comme la valse mais avec un tempo plus lent.
Parallèllement apparut aux Etat-Unis vers 1870 une danse appellée le Boston, apparentée à la valse mais se dansant à un tempo deux à trois fois plus lent, les partenaires se tenant par les hanches.]

Theo cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ điệu valse thường lệ là nhạc "với một nhịp điệu nhanh gây cho chúng ta một cảm giác rất nhịp nhàng." Ông viết tiếp rằng: "Boston hoặc là Valse Anglaise: Boston còn gọi là valse anglaise là một loại nhạc khiêu vũ giống như valse, viết với 3 thì, nhịp 3/4. Nhưng Boston được diễn tả chậm hơn valse và java." [Hoàng Thi Thơ. Để sáng tác một bài nhạc phổ thống. Saigon: Mĩ Tin, 1955.]

Vy Hùng là một nhạc sĩ hải ngoại sống ở Canada viết về "Valse Anglaise" như sau:

"Còn gọi là nhịp điệu Boston, một loại Valse chậm, êm đềm và não nề lê thê, như những bài Sérénade (Schubert), Bên trời phiêu lãng (thơ Hoàng Ngọc Ẩn, nhạc Phạm Thành [tức Phạm Đình Chương - JG]), Sẽ có một ngày (thơ Người từ miền Bắc [tức Hoàng Cầm - JG], nhạc Phạm Duy), Thu Montréal ngày dài lê thê (Vy Hùng)."

"Nhịp điệu Boston rất được ưa chuộng tại VN cũng như trên toàn thế giới vì nó đáp ứng được sự phô diễn tâm tình chán chường, đau đớn và thất vọng vô cùng..." [Vy Hùng. Nghệ thuật ca hát. ([Houston, Texas]: Zieleks, 1982).]
Đoàn ba

Boston, phần 3 magnify
Đường phố Boston nhìn từ cao (mẹ chụp).


Điệu nhảy vanxơ gốc từ những vũ điệu dân gian ở Nam Đức và Áo thế kỷ 18 - nhất là từ Ländler từ "Đất của cái Enns," là một tên gọi cũ hơn của Thượng Áo. Điệu vanxơ truyền thống là một vũ điệu đầy sinh lực có rất nhiều quay tròn.

--------------

"Từ Wien sự quan tâm tới vũ điệu vanxơ lan truyền nhanh đến các trung tâm Châu Âu khác và đến Bắc Mỹ, nơi mà "Vanxơ Boston" xuất hiện như một biến thể có nhịp điệu chậm hơn" / [From Vienna, interest in the waltz rapidly spread to other European centers and to North America, where the “Boston waltz” emerged as a variant in slower tempo”] [Goodwin, Noël. “Music for Dance: Western Music, 1800-1900,” International Encyclopedia of Dance. New York: Oxford University Press, 1998].

"Đến thập niên 1870, cách thầy giáo dạy múa đã giới thiệu cách biến thể của bước nhảy vanxơ, trong những đó cái điệu Boston nên chú ý đến bởi sự liên quan với vanxơ ngập ngừng đã phổ biến cuối thế kỷ ấy. Điệu Boston làm một loại chassé (những bước lượn nhanh) khập khiễng; cái vanxơ đòi hỏi sự ngừng lại nhất định trên nhịp hai và ba, làm thêm chất thanh thản trong sự vận động quay tròn liên tục." / [By the 1870s, dancing masters were introducing variations of the waltz step, among which the Boston merits attention because of its direct relevance to the hesitation waltz, popular at the turn of the century. The Boston was a kind of limping chassé; the hesitation waltz called for a distinct pause on counts two and three, lending a certain languor to the endless turning motion] [Strobel, Desmond F. “Waltz,” International Encyclopedia of Dance. New York: Oxford University Press, 1998].

"Điệu Boston, một cách đi dạo, trái với sự quay tròn, đi cùng với nhạc vanxơ đã thành phổ biến đầu thế kỷ 20. Cũng biết đến với tên gọi "vanxơ ngập ngừng," nó có vận động lắc lư "ngập ngừng" với nhịp hai và ba mà phát triển thành Cúi xuống Boston có người nam khiêu vũ nghiêng phía trên người. Vũ điệu này xần đến nhiều khoảng trống trên sàn múa, vậy nó nhượng chỗ cho điệu múa one step (một bước) khoảng năm 1914." / [Boston, a way of walking, as opposed to turning, to waltz music that became popular in the early 1900s. Also known as the hesitation waltz, it involved a rocking “hesitation” movement on the second and third beats that developed into the Boston dip, where the man leaned over the woman. It took up alot of space on the floor, and gave way to the one-step around 1914] [Buckman, Peter. Let’s Dance: Social, Ballroom & Folk Dancing. New York: Paddington Press, Ltd., 1978].

------------

Người ta nói rằng điệu Boston như biến từ những sàn nhảy ở My từ khi có one-step và nhạc ragtime.

Tôi chưa từng đi coi người Việt đi nhảy đầm. Có ai mô tả người Việt nhảy điệu Boston không? Có phải như ở trên?

Đoàn tư
Boston, phần 4 magnify
Bức tranh này gốc từ quyển Drawing-room Dances của Ông Henri Cellarius (1847)

"Năm 1834, thầy nhảy Lorenzo Papanti "chính thức" giới thiệu điệu vanxơ cho dân Mỹ ở Boston, tiểu bảng Massachusetts. Người ta suy đoán rằng ông làm một cuộc triển lãm khiêu vũ tại nhà của một người thượng lưu quen biết rộng rãi là bà Otis Beacon. Thời đó, Papanti là người luôn luôn có mặt trong xã hội thượng lưu ở Boston. Từ năm 1827 hay sớm hơn, ông đã lập "Viện Khiêu Vũ Papanti," là trường dạy nhảy sang trọng đầu tiên ở Boston. Nhưng Papanti đã từng dạy khiêu vũ ở Boston từ Boston 1823 hay sớm hơn...

"Điệu Vanxơ mà Papanti đã giới thiệu điệu Valxơ Hai Bước; nhưng theo hướng dẫn của ông được biết với tên "Valxơ ngập ngừng" hay thỉnh thoảng "Valxơ Boston." Valxơ Boston của Papanti chỉ thay đổi ít so với Vanxơ Hai Bước.

"Năm 1847, quyển Khiêu Vũ Phòng Mật của một người Pháp Henri Cellarius được làm tài liệu tham khảo cho người Mỹ. Cellarius đưa ra một đoạn giới thiệu nói về lợi ích của khiêu vũ rồi viết tiếp với những đoạn ban về các món khiêu vũ phổ thống cùng thời. Trong những năm trước, Cellarius dạy cả Valxơ Ba Bước và Valxơ Hai Bước. Trong tất cả các trường hợp, ông thích dạy các sinh viên về Valxơ Hai Bước hơn bởi vì nó dễ nhảy hơn.

"Ông mô tả các điệu khác biệt của ví trị nhảy gần như sau: "Ví trị của người đàn ông không giống như trong valxơ hai bước so như với cái ba bước. Đàn ông không đứng đối diện mặt người nhảy cùng, nhưng lấy ví trị phía phải người nữ nhảy, nghiêng nghiêng vai phải cao lên một ít, vậy cho đàn ông ấy nhảy lên khi đi cùng quý bà ấy."

["In 1834, Dance Master Lorenzo Papanti "officially" introduced the Waltz to America in Boston, Massachusetts. Speculation is that he gave an exhibition of the dance at the home of socialite Mrs. Otis Beacon. At the time, Papanti was a fixture among Bostonian society. As early as 1827, he had established the "Papanti Dance Academy," which was the first fashionable dancing studio in Boston. But Papanti had also taught dancing in Boston from as early as 1823...

"The Waltz that Papanti introduced was the Valse à Deux Temps; however, under his direction it was known as the "Hesitation Waltz" or sometimes the "Boston Waltz." Papanti's Boston Waltz was only slightly modified from the Waltz à Deux Temps.

"In 1847, The Drawing-room Dances by the Frenchman Henri Cellarius served as an important dance reference for Americans. Cellarius offered an introduction on the benefits of dance followed by a discussion of the popular contemporary dances of the day. In prior years, Cellarius taught both the Waltz à Trois Temps and the Waltz à Deux Temps. In all cases, he preferred to teach his students the Waltz à Deux Temps since it was easier.

"He described the differences in the closed dance position as follows: "The position also of the gentleman is not the same in the waltze à deux temps as in that à trois. He must not face his partner, but be a little to her right, slightly inclining his right shoulder, which allows him to spring well when carrying along the lady" (p. 34).]

Giordano, Ralph G. Social dancing in America: a history and reference. Westport, Conn.: Greenwood Press, 2007: trang 162-163.
Đoàn năm
Boston - Điệu valxơ rất phổ biến ở Mỹ và nhập vào Pháp từ năm 1874 ở khu định cư Mỹ. Từ năm 1867 người ta được thấy khiêu vũ trong một số phòng khách, nhưng nó chưa chiếm được ham mê mà, chính hiện nay, nó được hưởng trong giới khiêu vũ. Khi khởi đầu nói chung điệu boston được múa theo ô nhịp với ba phách; ở Mỹ và Anh quốc, cái có cái nhịp chậm; nhưng với ta, không chỉ nhanh hơn, nhưng nhiều khi các người nhảy làm nhường, vì họ nhận những bước mà không gập đầu gối, và không quan tâm đến nhịp điệu. ... Hầu như không chỉnh đốn như valxơ của ta, điệu nhảy này cần đến những vận động đổi hướng đa dạng; khi tiến, khi lùi, quay tay phải, quay tay trai, không theo thứ tự nào cả, tóm tắt một người nhảy kiểu boston giỏi. Người Mỹ hầu như có một thể loại nhạc đặc biệt cho boston của họ, một thể loại gồm những điệu valxơ chơi chậm.

Boston. Valse très répandue en Amérique et importée en France depuis 1874 environ par la colonie américaine. Dès 1867 on l'avait vu danser dans quelques salons, mais il n'avait point encore acquis la vogue dont, surtout aujourd'hui, il jouit près des danseurs. Primitivement et le plus généralement le boston est dansé sur une mesure en trois temps; en Amérique et en Angleterre, la mesure est lente; mais chez nous, non seulement est plus vive, mais le souvent les dansuers en font abnégation, car ils adoptent quelque pas que ce soit, pourvu que ce ce pas soit plié, et ne prennent aucun souci du rythme. ... Loin d'être réglée régulièrement comme nos vales, cette danse demande une grande variété dans les mouvement de direction; avancer, reculer, tourner à droite, tourner à gauche, sans suivre aucun order, résument les qualités du soi-disant excellent bostonneur. Les Américans ont presque un genre de musique spéciale pour leur boston, genre qui consiste en valses jouées lentement.

(Nguồn: Desrat, G. Dictionnaire de la danse: historiquie, théorique, pratique et bibliographue depuis l'origine de la danse jusqu'a nos jour. Paris: Librairies-Imprimeries Réunies, 1895.)



Sự giải thoát của điệu valxơ là địêu Boston mà được nhập từ nước Mỹ năm 1874. Nhưng điệu này mới được thịnh hành đến năm 1922. Cái đặc trưng của điệu Boston lúc bấy giờ nằm chính ở sự kiện rằng một người nhảy đi bên cạnh người nhảy khác. Ngay sau Đại chiến tranh thứ nhất, điệu valxơ cần thêm khoảng trong sân nhảy. Năm 1921, người ta quyết định rằng bước căn bản sẽ là: đi, bước, tập hợp. Năm 1922, khi Victor Sylvester được Giải vô địch nước Anh về điệu valxơ, biên đạo múa của ông chỉ gốm những quay phía phải, quay phía trai và đổi hướng (ít hơn những bước của một người bắt đầu học hịên nay!!).

Le déclencheur de la Valse fut le Boston, qui a été importé des USA en 1874. Cependant elle ne fut réellement à la mode qu'en 1922. La particularité du Boston à l'époque résidait dans le fait que les danseurs étaient l'un à côté de l'autre. Tout de suite après la première guerre mondiale, la Valse prit plus d'envergure. En 1921, il a été décidé que le pas de base serait : marche, marche, assemblé. Quand en 1922, Victor SYLVESTER remporta le Championnat d'Angleterre de Valse, sa chorégraphie n'était constituée que de tours à droite, de tours à gauche et de changement de direction (moins que ce que l'on apprend de nos jours à un débutant !!).

(nguồn: Danses standards: valse Anglaise ou valse lente).
Đoàn sáu
Năm 1988 Khánh Ly sản xuất một đĩa chủ đề Boston Buồn. Đĩa này gồm những bài:

1. Dù tình yêu đã mất (Đỗ Cung La)
2. Chán nản (Văn Phụng)
3. Hạnh phúc lang thang (Trần Ngọc Sơn)
4. Bài không tên số 3 (Vũ Thành An)
5. Ngăn cách (Y Vân)
6. Sầu khúc (Châu Đình An)
7. Còn chút gì để nhớ (nhạc Phạm Duy; thơ Vũ Hữu Định)
8. Thương một người (Trịnh Công Sơn)
9. Thung lũng hồng (Phạm Mạnh Cương)
10. Tình khúc tháng sáu (Ngô Thụy Miên)
11. Mắt lệ cho người tình (Phạm Mạnh Cương)
12. Tình khúc chiều mưa (Nguyễn Ánh 9)
13. Ru con tình cũ (Đynh Trầm Ca)
14. Những ngày thơ mộng (Hoàng Thi Thơ)

Chưa chắc các bài này được tác giả đặt thể boston. Với bài "Thương một người" Trịnh Công Sơn chỉ ghi "nhịp đều - vừa."

Đặt chủ đề Boston buồn có lý. Khi hỏi tại sao người Việt thích nhạc điệu Boston, cũng phải trả lời vì điệu Boston xứ Việt buồn, rất buồn. Nhưng đây là một nỗi buồn thanh lịch, không giống nỗi buồn dân dã của nhạc boléro chẳng hạn
Đoàn kết
Nhịp khiêu vũ Boston cũng gốc từ thành phố Boston. Vũ điệu Boston từng có nhiều tên gọi khác như valse lente / slow waltz (valxơ chậm), valse anglaise (vanxơ Anh quốc), Boston dip (Boston cúi xuống), hesitation waltz (vanxơ ngập ngừng), và valse à deux temps (vanxơ hai bước).

Dù đã có từ 1845 (hay sớm hơn) cao điểm vũ điệu Boston ở Mỹ mới có từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1914 (đến năm những vũ điệu có ảnh hưởng từ nhạc dân gian Mỹ đen bắt đầu phổ biến trong xã hội lịch sự). Nhưng sau Đại Chiến Tranh Thế Giới I, điệu Boston rất được ưa thích ở Pháp. Chắc đó là nguyên nhân làm cho dân Việt muốn học vũ điệu này (dù điệu Boston bị lãng quên ở Mỹ từ rất lâu rồi).

Trương Quý cũng kể rằng Boston là một trong những vũ điệu cơ bản nhất chắc vì nó dễ học. Tôi cũng tưởng rằng dễ học có nghĩa là có hệ thống nhất định, người ta học đúng các bước và không cần biết gì nữa. Điệu Boston chắc vẫn phổ biến ở Việt Nam bởi vai trò của nó trong "nền giáo dục" học nhảy ở Việt Nam.

Nhưng Boston cũng có một vai trò quan trọng hơn trong nền âm nhạc. Boston hợp với nhạc Việt vì hai lý do.

Một là người Việt thích nhạc chậm. Ở xứ Mỹ Latinh có chachacha nhịp nhanh, nhưng ở Việt thành nhịp boléro thành phổ biến. Ở xứ Mỹ có nhịp rock "giật gân" nhưng dân Việt lại thích sáng tác kiểu slow-rock. Điệu vanxơ rất vui, rất yêu đời. Người ta nhảy quay tròn liên tục gây ra cảm giác say sưa, đắm mê.

Lý do thứ hai: Valxơ vui, Boston lại buồn. Hoàng Thi Thơ kể nó "êm đềm và não nề lê thê" và Vy Hùng kể rằng nó "phô diễn tâm tình chán chường, đau đớn và thất vọng vô cùng." Boston được hát một cách mềm mãi và luyến lấy hợp với các dấu của tiếng Việt.

Trong blog trước tôi cho danh sách của đĩa Boston Buồn Khánh Ly hát. Sau đây là những bài ca theo nhịp Boston mà tôi biết đến:

Vũ Thành An - Bài không tên số 2
Đỗ Lễ - Sang ngang
Đỗ Lễ - Tàn phai
Đỗ Lễ - Tình buồn
Song Ngọc - Giã từ kỷ niệm
Lê Trọng Nguyễn - Khi bóng đêm về
Văn Phụng - Lời nhi nữ
Văn Phụng - Suối tóc
Hoàng Quý + Anh Hải - Chiều quê
Hoàng Quý - Đêm thu chơi thuyền dưới trăng
Trần Thiện Thanh - Bắc đẩu
Đan Thọ - Chiều tím
Hoàng Thi Thơ - Ai buồn hơn ai [rất buồn, chậm]
Hoàng Thi Thơ - Chúa nhật xám
Hoàng Thi Thơ - Một lần đi
Y Vân - Đừng lừa dối nhau
Y Vân - Mắt lệ cho người tình
Nguyễn Vũ - 7 ngày đợi mong
Y Vũ - Tiếng hát về đêm

Hai bài ca sau này không có nhịp điệu Boston chính thức, nhưng cũng có thể coi như là Boston.

Nguyễn Thiện Tơ - Nhắn gió chiều [thông thả và êm đềm]
Trịnh Công Sơn - Cuối cùng cho một tình yêu

Jason Gibbs soạn từ hôm 27 tháng 7 đến 28 tháng 9 năm 2008

- _ - _ - - _ - _ -- _ - _ - _ - - _ - _ - - _ - _ - - _ - _ -- _ - _ - _ - - _ - _ -
- _ - _ - - _ - _ -- _ - _ - _ - - _ - _ - - _ - _ - - _ - _ -- _ - _ - _ - - _ - _ -

Đọc giả Lão Ngoan Đồng bổ thêm sau đây ngày 28 tháng 9 2008:

Em nhớ khi trước tập đàn hình như bản Suối tóc là Valse Lente mà anh? Còn vài bản boston có hơi hướng Đà Lạt, buồn mà êm đềm nhẹ nhàng mà em rất thích là Thung Lũng Hồng của Phạm Mạnh Cương và Dốc Mơ của Ngô Thụy Miên. Đi xe đò chuyến Saigon - Dalat có ngang qua một địa danh có tên là Dốc Mơ anh à, đoạn đầu tỉnh Lâm Đồng hay đoạn cuối Đồng Nai gì đó em không rành, nhưng chỗ này dân công giáo nhiều ghê lắm. Ngoài ra cũng có một bản boston cũng được rất nhiều người yêu thích nữa là Trên Đỉnh Mùa Đông của Trần Thiện Thanh...

Còn Chút Gì Để Nhớ - boston đứt đuôi anh nhé! Một bản nữa là Đá Xanh của Lê Uyên Phương.

2 nhận xét:

Prebronzer nói...

Trân trọng về hiểu biết âm nhạc Việt của Ông Tây bụi, hy vọng có ngày được mời ra sàn nhảy Hà Nội để xem người Việt nhảy Boston
Pre có viết :
Chút ít về cuốn Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long http://vn.360plus.yahoo.com/tranthanh2608/article?mid=986
Trong blog cá nhân

Prebronzer nói...

Ngày bắt đầu nhảy đầm, Pre có học điệu này.
Nhưng về sau biết nó là điệu chế của người việt.
Đặc điểm điệu này cho chế nên chỉ có quay phải (natural Turn) không có quay trái (reverse Turn) nên khá đơn điệu. Theo Pre, nó còn có nhược điểm là nam rất hay lùi điều tối kỵ trong khiêu vũ giao tiếp!
Cảm ơn bạn !