27 tháng 3, 2024

xóm rạp hát (Theatre district) - Hoàng Lập Ngôn (1955)

Họa sĩ Hoàng Lập Ngôn vẽ bìa tạp chí Nghệ thuật thứ bảy


các sinh hoạt văn nghệ đầu năm 1955 ở Hà Nội. Có rạp Kim Phụng, rạp Kim Chung, tóc thơm Thôn, Sầm Sơn.

nguồn: Nghệ Thuật Thứ Bảy số 2 ngày 9-4-1955

25 tháng 3, 2024

Tuồng chi cái giống "cao bồi"... (1962)


Tuồng chi cái giống "cao bồi"
Pháo Xuân dùng để ghẹo người chơi Xuân

What kind of playacting for that race of "cowboys"
Spring fireworks used to taunt people enjoying Spring.
 
nguồn: Hải Phòng kiến thiết 11 tháng 2 1962

17 tháng 3, 2024

"Một buổi sáng văn hóa" (A Cultured Morning) - Vĩnh Anh (1976)


Ba bốn chục năm trước, thực dân Pháp muốn ru ngủ dan ta bằng giọng ca Tino Rissi [tức Rossi] qua bài “J’ai deux Amours” (Tôi có hai tình yêu) để dạy thanh niên các thuộc địa Pháp biết yêu thủ đô Par-ri mẫu quốc hơn Tổ quốc của mình. Rồi những ngày mới đây, hằng chục nghìn quán rượu được dựng lên để phục vụ cho năm trăm nghìn lính Mỹ và chư hầu. Những quán rượu này là hỏa ngục nhồi nặn thanh niên nam nữ để quằn quại, gào thét những lời ca, tiếng nhạc cuồng loạn mua vui cho bọn xâm lược. Mỹ-ngụy lại cho du nhập những thứ văn hóa kinh tởm qua các nhạc bản đó. Chẳng hạn bản Hey Jude quái đằn ca ngợi về xúi dục tệ đoan ma túy và nhục dục “Remember to let her under you skin, the you ll [tức will] bigin [tức begin] to make it better” (nhớ “chính” nó vào dưới da và bạn sẽ bắt đầu làm tình một cách khoái trá hơn).

Thirty or forty years ago, French colonizers wanted to lull our people with Tina Rossi's voice through the song "J'ai deux amours" in order to teach the youth of French colonies to love Paris the capitol of the motherland more than their fatherland. Then more recently, tens of thousands of bars were built to serve hundreds of thousands of American soldiers and their vassals. Those bars were a hell that manipulated young men and women so they writhe and scream out song lyrics, crazed music to entertain the invaders. American and its puppets imported their horrible cultural objects through that music. For example the obtuse song "Hey Jude" that praises the instigation and corruption of narcotics and carnality, "hãy cho nàng choán hết tâm trí bạn, rồi bạn sẽ làm cho tốt đẹp hơn" (remembering that it's "her" that is under your skin and you'll begin to make love in a more satisfying way.


nguồn:  Vĩnh Anh, "Một buổi sáng văn hóa," Giải phóng #146 (6 tháng 1 1976), tr. 3.


Tinh Rossi không hát "J'ai deux amours." Đó là bài ca do Josephine Baker làm nổi tiếng. Paul McCartney viết về hân vật "Jude" là con trai trẻ của John Lennon.

17 tháng 2, 2024

Le théâtre au secours du foot-ball (Kịch trường cứu trợ bóng đá) (1925)


Jeudi 19 mars 1925, à 20 h. 30, au Modern-Cinéma, rue d'Espagne, aura lieu une soirée théâtrale organisée par le Comité de la Société Sportive l'Étoile de Giadinh avec le concours de la troupe Phuoc-Xuong, et dont les recettes seront affectées à l'aménagement du terrain de foot-ball de L'Étoile de Giadinh.

Hôm thứ năm 19 tháng 3 1925, lúc 20 giờ 30 tại rạp Modern-Cinéma, đường d'Espagne (Lê Thánh Tôn), sẽ có một buổi biểu diễn bằng đêm của Hiệp Hội Thể Thao Ngôi Sao Gia Định với sự tham gia của gánh Phước Xương, về tiền thu sẽ được sử dụng với việc sắp xếp sân bóng đá của Ngôi Sao Gia Định.
 
Nguồn: L'Écho Annamite 17 tháng 3 1925

Cách đây gần 100 năm nhạc truyền thống nuôi bóng đá. Hiện nay bóng đá có nuôi nhạc truyền thống không?

12 tháng 2, 2024

Đồng chí (Comrade) - Chính Hữu (1948)

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Your home village, brackish water, acidic fields
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
My poor village, ploughed earth turns over pebbles
Anh với tôi đôi người xa lạ
You and I were like strangers
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
From unappointed corners of the sky we get to know each other
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Guns side by side, adjoining heads
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Frosty nights under a shared blanket we became bosom friends
Đồng chí!
Comrade!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Terrace fields you sent a bosom friend to plow
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
A room that cannot ignore the unsteady wind

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
The well, the banyan root remembering the person who went soldiering
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
You and I know shivering cold
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Fevers make us quiver, foreheads moistened with sweat.

Áo anh rách vai
Your shirt is frayed at the shoulder
Quần tôi có vài mảnh vá
My pants have a few patches
Miệng cười buốt giá
Smiling through the cutting frost
Chân không giày
Feet lacking shoes
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Fond of one another arm in arm!

Đêm nay rừng hoang sương muối
This evening the wild woods are in salty mist
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Standing next to each other we wait for the enemy to come
Đầu súng trăng treo.
At the gun's barrel a hanging moon.

nguồn: thivien.net, lấy từ Chính Hữu, Đầu súng trăng treo (NXB Văn học, Hà Nội, 1972).



7 tháng 2, 2024

Mùa xuân từ những giếng dầu - Phạm Minh Tuấn (1984)

Nhanh - Phấn Khởi - Quickly, Enthusiastically

Hu hú hu, Hà ha há ha Hu Hú hu Hà ha há ha
Mùa xuân đến từ những giếng dầu.
Spring is coming from those oil wells.
Mùa xuân đến từ những nụ hoa thắm màu.
Spring is coming from colorful blossoms.
Mùa xuân đến rạo rực lòng ta.
Spring comes thrilling our hearts.
Mùa xuân đến làm đẹp bài ca.
Spring comes beautify our songs.

Mùa xuân từ những giàn khoan.
Spring from those drills.
Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ.
On the high seas, thousands of breaking waves.
Mùa xuân từ những bàn tay với tấm lòng Việt Nam Liên Xô.
Spring from those arms with heart-felt feeling of Vietnam, Soviet Union

Mùa xuân từ những giàn khoan.
Spring from those drills.
Hỏi biển sâu ở đâu mỏ quý.
Ask the deep sea where the precious mines are
Mùa xuân hạnh phúc tình yêu, em hãy cười để mùa xuân thêm xuân.
Happy spring of love, laugh my dear so that spring is more spring-like.

nguồn: 50 năm miền Nam ca hát (TPHCM: Nxb Văn Nghệ TPHCM, 2003)

Bài ca "Mùa xuân từ những giếng dầu" không có trong tập nhạc Ca khúc Phạm Minh Tuấn (TPHCM: Nxb Văn Nghệ TPHCM, 2004) gồm 113 bài ca của nhạc sĩ. Có vẻ như ông không muốn đề cao bài hãt này. Dù Phạm Minh Tuấn không soạn ca khúc này theo tiết khiêu vũ này, các tác giả của quyển Âm nhạc mới Việt Nam: Tiến trình và thành tựu (Hà Nội: Viện Âm nhạc, 2000) viết đến bài ca này trong những chương về thanh nhạc sau 1975 xếp và bài ca này theo tiết tấu disco. "[T]iết tấu này đều đặn, nhưng ở tốc độ nhanh, sôi nổi rộn rã."

Nước Việt Nam Cộng Hòa không được tồn tại đến giai đoạn thịnh hạnh của nhạc disco. Thực ra nhạc disco đến với Việt Nam chủ yếu qua nhạc estrada của Liên Xô. Như vậy cái "tấm lòng Việt Nam Liên Xô" đã cho tiết tấu disco thâm nhập vào xứ Việt. Năm 1981 thì disco vẫn bị coi như có chất độc, đến 1984 thì nó phụ thuộc vào nhạc nhẹ.


Ca sĩ Mỹ Lan hát "Mùa xuân từ những giếng dầu." Mỹ Lan có tham gia văn nghệ Việt Nam Cộng Hòa khi còn trẻ và một thời là người vợ không hôn thư của Trần Thiện Thanh.

27 tháng 1, 2024

Hitachi Radio Cassette (1969)


3 bands -- 11 transistors
xài: Piles lớn UM1 x 4 cục
và Điện 110v / 200v

SCT-1150

Đã có bán tại các tiệm radio lớn trong toàn quốc

Solid-State superheterodyne

Dùng nhiều giờ không hoa Piles âm thanh Hi-Fi 

nguồn: Đuốc Nhà Nam 8 tháng 5 1969

Pile tiếng Pháp là nguồn của chữ "pin." UM1 là pin 1.5 V cỡ "D" bên Mỹ. Superheterodyne có nghĩa thu thanh đổi tần. Có 4 pin ở trong thì đem máy này bất cứ đâu để nghe - ở nông thôn (lúc chăn trâu - thay thế cây sáo) hay ở cao tít miền núi. Không cần xác điện.


Cái nút màu đỏ ở trên là nút ghi. Đây là một máy để nghe và một máy ghi âm. Không biết có micro nhưng chắc chắn máy này được ghi âm thanh làn sóng đài phát thanh.

Các máy này xuất hiện và được nhanh chóng phổ biên làm một cuộc cách mạng trong thương mại âm nhạc toàn cầu.

24 tháng 1, 2024

trích "Ảnh hưởng văn chương Pháp trong văn chương Việt Nam" (The Influence of French Literature on Vietnamese Literature) - Lê Thanh (1941)

Một người dù bi quan đến đâu cũng phải công nhận rằng trong khoảng vài mươi năm nay văn chương Việt Nam ta đã tiến một cách mau chúng lạ thường.

Như vậy là vì văn chương ta sau khi gây được một cái nền hoàn toàn Á đông đã được chịu một cách sâu xa cái ảnh hưởng của văn chương tây phương, đúng hơn, văn chương Pháp.

Nay ta thử soát lại xem văn chương ta đã thâu nhận được của văn chương Pháp những gì.

...

Cũng như văn Tàu, cái tinh thần đặc dị của văn ta là cái tinh thần chính thống.

Đối với quốc gia, ta chỉ thấy văn gia biểu lộ cái lòng trung quân, ca tụng một cách trực tiếp hay gián tiếp những hành động, những chiến công của nhà vua; một việc chính của nhà văn.

Đối với gia đình, tinh thần gia tộc rất mạnh, người ta trước hết sống cho vua, sau đến gia đình, cuối cùng đến mình.

Vì vậy trong văn chương ít trữ tình.

Nói đến tình cảm, đến những sự yêu đương của mình làm sao, giữa một nơi mà chính cái thân mình cũng không đáng kể.

Một con đường văn chương đã vạch sẵn.

Cái kết quả tự nhiên là cái thành kiến nô lệ. Các văn gia thi sĩ người nọ bắt chước người kia. Trải bao năm người ta vẫn theo nhau vịnh sông, núi, thẳng bồ nhìn, chị hằng nga, chén rượu, thu, đông...

...

Một điều đáng chú ý là nhà văn ít khi nhận đến những cái tỉ mỉ. Nhìn đối tượng bao giờ cũng nhìn một cách tổng hợp.

...

Dưới ảnh hưởng của văn Pháp, ta đã thêm được lối văn tả chân. Nhiều đoạn nhà văn, nhiều quyển tiểu thuyết của ta ngày nay nếu được dịch ra pháp văn chắc cũng không kém gì văn tây mấy, mà lại có nhiều chỗ tương tự với văn chương Pháp.

Bắt chước nhà văn âu châu, ta đã bỏ hàng ngũ của ta, đi sâu vào xã hội để quan sát. Ta đi làm quen với mọi lớp người của xã hội, nghĩ với họ, ước vọng với họ, sống cái đời hoàn toàn của họ.

...

Sẽ còn lại cho ta cái gì, một nền văn chương không Tàu như trước không Tây như một số nhà văn bây giờ. Nghĩa là một nền văn chương đã nẩy nở dưới sự dung hòa của hai ảnh hưởng văn chương Trung hoa và ảnh hương văn phương Pháp.


nguồn: Tri Tân tạp chí số 27 ngày 12 tháng 12 1941


No matter how pessimistic someone is, they must admit that over the past few decades our Vietnamese literature has advanced in an unusually rapid manner.

It's because our literature, after establishing a completely Asian foundation, has been deeply influenced by Western literature, or more specifically, French literature.

Now let's try to review what we have received from French literature.

...

As with Chinese literature, the unique spirit of our literature is the one of orthodoxy.

Regarding the nation, we only see writers who show loyalty, directly or indirectly praising the king's actions and victories; that's the writer's main job.

As for families, the familial spirit is very strong, people first live for the king, then for their family, and finally for themselves.

Therefore, there is little lyricism in literature.

Speaking of feelings, about one's loves, in a place where one's own body is insignificant.

A literary path has been laid out.

The natural result is slavish prejudice. Writers and poets imitate others. Over the years, with the experience of year People have followed each other along bays, rivers, mountains, directly at puppets, the moon, a cup of wine, autumn, winter...

...

One thing to pay attention to is that writers rarely acknowledge small details. Looking at an object is always seeing it in a synthetic way.

...

Under the influence of French literature, we have added a descriptive writing style. Many writers' passages of writers and many of our novels today, if they were translated into French, would certainly not be much worse than Western literature and have many passages similar to French literature.

Imitating European writers, we leave our own ranks and go deeply into society to observe. We have gotten to know every class of people in society, think with them, aspire with them, and completely live their lives.

...

What will be left for us, a literature that is no longer Chinese like before and not Western like some writers today. Meaning a literature has flourishes under the compromise of the two influences of Chinese literature and French literature.